10.797222346,106.677222250

Các hàng thừa kế được quy định như thế nào?

28/11/2021 - 03:11:56 AM | 1059

Khi một người mất đi không để lại di chúc thì việc xác định các hàng thừa kế của họ có ý nghĩa quan trọng để làm căn cứ phân chia di sản theo pháp luật. Dưới đây là bài viết quy định các hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam mà Luật sư dân sự hỗ trợ cho Quý khách hàng tham khảo.

Câu hỏi: Tôi là Trần Văn A, sinh năm 1997, được cha mẹ nhận nuôi. Năm 2017, cha tôi mất, năm 2019 mẹ tôi cũng mất và cả hai không để lại di chúc. Đầu năm 2020, anh chị tôi đòi bán căn nhà duy nhất cha mẹ tôi để lại, nhưng tôi không đồng ý. Anh chị tôi cho rằng tôi là con nuôi nên không được hưởng thừa kế, và anh chị là con ruột nên có quyền quyết định tài sản của cha mẹ để lại. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, tôi có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ nuôi của tôi không? 

1. Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm các những đối tượng nào?

Các hàng thừa kế được quy đinh như thế nào?

Pháp luật thừa kế Việt Nam đã liệt kê cụ thể các hàng thừa kế tại Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 gồm có 03 hàng thừa kế sau:

Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. 

- Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. 

- Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, trường hợp của anh phải xác định rằng khi nhận nuôi anh, cha mẹ nuôi anh có tiến hành đăng ký nhận nuôi với cơ quan nhà nước hay không. Nếu có đăng ký và được đồng ý thì anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên anh được hưởng di sản của cha mẹ nuôi, và có quyền đối với căn nhà họ để lại như các hàng thừa kế.

Trường hợp anh được nhận nuôi nhưng không đăng ký, hoặc đã đăng ký nhưng bị từ chối thì quan hệ nuôi và được nhận nuôi không phát sinh theo pháp luật nên anh không thuộc hàng thừa kế thứ nhất và anh không được hưởng di sản như các hàng thừa kế.

Xem thêm: Quy định chia di sản thừa kế không có di chúc

2. Khi nào phải xác định hàng thừa kế?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về chế định thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật là việc một người được nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. 

 Xác định các hàng thừa kế theo pháp luật khi thuộc các trường hợp sau:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế.

- Cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không được quyền hưởng hoặc đã từ chối nhận

Khi đó, chúng ta sẽ cần xác định các hàng thừa kế để chia di sản thừa kế theo pháp luật.

3. Phân chia di sản đối với các hàng thừa kế

Người mất không để lại di chúc nên không thể định đoạt tài sản của mình. Do đó, các hàng thừa kế theo pháp luật sẽ được phân chia theo quy định liên quan đến phân chia di sản tại Điều 651, 660, Bộ luật Dân sự 2015:

- Cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Khi phân chia di sản, nếu người cùng hàng thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

- Hình thức chia di sản: Người thuộc các hàng thừa kế có thể yêu cầu bằng hiện vật hoặc định giá hiện vật hoặc hiện vật được bán để chia.

Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất

Trên đây bài viết nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan các hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần tư vấn bởi Luật sư tư vấn dân sự. Vui lòng liên hệ trực tiếp công ty chúng tôi theo các hình thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Bình Dương

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia.

hàng thừa kế

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244