03 cách giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân nên nắm rõ

Tư Vấn Luật Hình Sự - Luật Sư Tố Tụng Viva Law Firm | Luật Sư Đất Đai
03 cách giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân nên nắm rõ
09/10/2024 15:47 406 Lần

    Tranh chấp đất đai không chỉ gây ra những rắc rối pháp lý mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật đã quy định nhiều hình thức giải quyết khác nhau. Bài viết này của Luật sư tư vấn đất đai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 03 cách giải quyết tranh chấp đất đai phổ biến nhất, từ đó lựa chọn phương án phù hợp với tình hình của mình.

    1. Tranh chấp đất đai là gì?

    Căn cứ vào khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

    Tranh chấp đất đai thường xảy ra gồm có tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, lối đi chung. Ngoài ra, những tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở; tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn…đây là những vấn đề chủ yếu do chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

    Xem thêm: Thủ tục tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai

    2. 03 cách hòa giải tranh chấp đất đai mà người dân nên nắm rõ

    (1) Hòa giải tranh chấp đất đai

    Đối với các tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau. Căn cứ theo khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.”

    Trường hợp các bên trong tranh chấp đất đai không tự hòa giải được với nhau thì sẽ tiến hành hòa giải tại cơ sở.

    Đối với các tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã. Căn cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định các bên trong tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh, đối với các tranh chấp mà các bên không tự hòa giải được với nhau thì phải gửi đơn đến UBND cấp xã để tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

    (2) Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

    Đối với các tranh chấp đất đai mà một trong các bên không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì đương sự sẽ lựa chọn một trong hai hình thức dưới đây để giải quyết:

    + Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 3 Điều 236 Luật Đất đai 2024. Trong trường hợp kể từ 30 ngày sau khi có quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện mà các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc không tiến hành khởi kiện tại Tòa án thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ được thi hành.

    + Tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024

    (3) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

    Căn cứ theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024, các tranh chấp đất đai sau đây có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án:

    + Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024;

    + Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

    + Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.

    Trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định riêng về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, có thể rút ra được một số điều kiện để tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai như sau: Người khởi kiện có quyền khởi kiện; Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc; Tranh chấp chưa được giải quyết; Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.

    Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất

    3. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án

    Đối với các tranh chấp tiến hành khởi kiện tại Tòa án cần lưu ý chuẩn bị cơ bản những hồ sơ sau đây:

    + Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật đất đai 2013;

    + Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

    + Căn cước công dân của người khởi kiện;

    Ngoài ra, để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho mình, người khởi kiện có thể thu thập thêm một số hồ sơ, tình tiết có liên quan để tăng thêm phần thắng cho bản thân mình.

    Trên đây là bài viết “3 cách giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân nên nắm rõ”của Luật sư tư vấn đất đai. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

    Liên hệ qua Hotline: 

    096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

    093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

    Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

    Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

    Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

    Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

    Zalo
    Hotline