Quyết định ly hôn là một trong những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời. Bên cạnh những nỗi đau tinh thần, các bên còn phải đối mặt với những thủ tục pháp lý phức tạp và chi phí phát sinh, trong đó có án phí. Bài viết này của Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến án phí khi thực hiện thủ tục ly hôn, để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn mới này.
1. Thuận tình ly hôn là gì? Đơn phương ly hôn là gì?
Thủ tục ly hôn của các bên nam nữ có thể chia thành đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thuận tình ly hôn phải đảm bảo các yếu tố:
- Vợ chồng cùng yêu cầu và tự nguyện ly hôn;
- Đã có thỏa thuận về tài sản;
- Đã có thỏa thuận về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, trông nom con cái;
- Phải dựa trên quyền lợi chính đáng của vợ con.
Đối với đơn phương ly hôn (hay còn gọi là thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên) được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
- Một trong hai vợ chồng yêu cầu ly hôn;
- Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương khi: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
2. Án phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục ly hôn
Theo quy định tại danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
- Án phí sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình không có giá ngạch: 300.000 đồng.
- Án phí sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình có giá ngạch:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng;
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
- Án phí phúc thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình: 300.000 đồng.
Bên cạnh những quy định về mức án phí khi thực hiện thủ tục ly hôn, thì lệ phí khi thực hiện thủ tục ly hôn được quy định như sau:
- Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng;
- Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng;
Căn cứ vào cấp xét xử mà người thực hiện thủ tục ly hôn sẽ đóng một mức án phí phù hợp với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn mới nhất
3. Thủ tục nộp tiền án phí, lệ phí
Khi tiến hành thủ tục ly hôn, đương sự phải nộp tiền án phí, lệ phí, cụ thể như sau:
Về thời điểm nộp tiền án phí khi tiến hành thủ tục ly hôn: Sau khi nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Về nguyên tắc, đương sự chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền án phí sau khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Khi đó tại phần quyết định của bản án, số tiền phí tạm ứng ly hôn đương sự đã đóng sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ nộp án phí theo bản án. Nếu tiền tạm ứng án phí còn thừa thì đương sự sẽ được hoàn lại khoản tiền này.
Về nơi nộp tiền án phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục ly hôn: Theo quy định của Pháp lệnh án phí thì cơ quan thi hành án là cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện thủ tục thu tiền tạm ứng án phí, án phí ly hôn. Do vậy nếu đương sự thực hiện thủ tục ly hôn ở tòa án cấp huyện thì phải sang Chi cục thi hành án huyện để nộp án phí. Nếu đương sự thực hiện thủ tục ly hôn ở tòa cấp tỉnh thì phải sang nộp án phí ở Cục thi hành án dân sự tỉnh
Về thủ tục nộp tiền án phí: Đương sự mang theo Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và Giấy tờ nhân thân như Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân đến trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền nêu trên để thực hiện thủ tục nộp tiền án phí. Sau khi nộp tiền bạn cần yêu cầu cán bộ phụ trách gửi lại cho mình một bản Biên lai thu tiền án phí theo mẫu do Bộ tài chính phát hành để sau này có căn cứ chứng minh bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo bản án.
Trên đây là bài viết “Án phí khi thực hiện thủ tục ly hôn” của Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!