10.797222346,106.677222250

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay

13/03/2023 - 03:03:54 PM | 575

Doanh nghiệp khi đi vào hoạt động có thể phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến nhu cầu cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về các trường hợp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? Hãy cùng luật sư tư vấn doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

1. Khi nào cần thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay thay đổi loại hình doanh nghiệp, là hình thức chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp hiện tại sang một loại hình doanh nghiệp khác. Đây là thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, mục tiêu cũng như sự phát triển của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi:

- Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu hụt nguồn vốn, muốn có thêm các nguồn vốn để tiếp tục duy trì và phát triển doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp có sự thay đổi về chủ sở hữu, số lượng thành viên góp vốn, số lượng cổ đông,… dẫn đến không thể đảm bảo mô hình doanh nghiệp hiện tại phù hợp với quy định pháp luật;

- Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, cần cơ cấu lại vốn,…

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần đầy đủ và nhanh nhất

2. Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

2.1 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

Theo Điều 202 Luật doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

- Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

2.2 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo Điều 203 Luật doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:

- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

- Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

2.3 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo Điều 204 Luật doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:

- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

- Kết hợp ba phương thức đầu tiên và các phương thức khác.

2.4 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

Theo Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật mới nhất 2022

3. Quy trình chung khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đối với mỗi hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ yêu cầu những giấy tờ, thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ trải qua các quy trình sau:

- Công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chuyển đổi theo hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

- Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày (15 ngày khi chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những phân tích và tư vấn về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA  qua các phương thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Pháp luật hiện hành quy định thế nào về các trường hợp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? Hãy cùng luật sư tư vấn doanh nghiệp tìm hiểu về các vấn đề khi nào cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244