Việc tranh chấp tài sản thừa kế sau khi người thân qua đời là điều không hiếm gặp. Khi bản án sơ thẩm được tuyên, nhiều người đặt câu hỏi: "Liệu có thể kháng cáo bản án này không?". Bài viết này của Luật sư tư vấn thừa kế sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý cơ bản về vấn đề trên.
1. Ai được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp tài sản thừa kế?
Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về người có quyền kháng cáo, cụ thể như sau:
“Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm."
Có thể thấy, những người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp tài sản thừa kế bao gồm: đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan), người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Xem thêm: Thời hiệu trong tranh chấp tài sản thừa kế
2. Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm
Đối với đơn kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp tài sản thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
"Điều 273. Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”
Vì vậy, thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm về tranh chấp tài sản thừa kế là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
3. Quy định về đơn kháng cáo
Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo bản án sơ thẩm về tranh chấp tài sản thừa kế phải có các nội dung chính:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.”
Ngoài việc đảm bảo các thông tin trong nội dung đơn kháng cáo thì người làm đơn kháng cáo về tranh chấp tài sản thừa kế phải là người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự để tự mình làm đơn. Cần lưu ý về phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo.
- Trong trường hợp người kháng cáo không tự mình kháng cáo: Có thể ủy quyền cho người khác đại diện mình kháng cáo, vì vậy, phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền.
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo tranh chấp tài sản thừa kế: Phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Ở phần cuối đơn kháng cáo tranh chấp tài sản thừa kế, người đại diện theo ủy quyền là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ. Đối với người đại diện là cơ quan hoặc tổ chức thì phải ký tên và đóng dấu.
Trên đây là bài viết “Có được kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp tài sản thừa kế?” của Công ty Luật chúng tôi. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!