10.797222346,106.677222250

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

21/09/2021 - 03:09:20 AM | 960

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Ngoài di chúc miệng ra thì di chúc thể hiện bằng hình thức văn bản là phổ biến nhất hiện nay. 

Tuy nhiên với nhiều người lập di chúc, rất nhiều câu hỏi mà họ có thể đặt ra đó là Di chúc có cần công chứng không ? Thủ tục công chứng di chúc như thế nào? Chứng thực di chúc như thế nào? Do đó, để trả lời câu hỏi Di chúc có cần công chứng không chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề liên quan như sau: 

1. Di chúc có cần công chứng không?

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng

Trước hết để trả lời câu hỏi Di chúc có cần công chứng không? Bạn cần biết, theo Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thì di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại sau:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Cho dù di chúc bằng văn bản thuộc loại nào hay việc di chúc có cần công chứng không? Thì xuyên suốt từ Bộ luật Dân sự 2005 và cho tới hiện tại là Bộ luật Dân sự 2015, khoản 1 Điều 630 đều có quy định di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ hai điều kiện, đó là: 

Thứ nhất, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đối với trường hợp di chúc do người bị hạn chế về thể chất hoặc di chúc của người không biết chữ lập, thì di chúc có cần công chứng không? 

Trong trường hợp này di chúc của họ phải được người làm chứng lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng di chúc hoặc chứng thực di chúc.

Vậy đối với các trường hợp người bình thường, di chúc có cần công chứng không? 

Họ có thể tự yêu cầu công chứng di chúc hoặc chứng thực di chúc. Trong trường hợp này, việc di chúc có cần công chứng không hay chứng thực di chúc không đều không đặt ra.

Bởi lẽ thủ tục công chứng di chúc và chứng thực di chúc trong trường hợp này là hoàn toàn mang tính tự nguyện và không phải là quy định pháp luật bắt buộc. 

Tuy nhiên di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như đã nêu trên. 

Do đó, để đảm bảo tính pháp lý về cả nội dung cũng như hình thức, chúng tôi khuyến nghị nên thực hiện thủ tục công chứng di chúc, chứng thực di chúc.

2. Công chứng di chúc

Như chúng tôi đã trình bày ở trên về việcdi chúc có cần công chứng không?” Nếu thực hiện thủ tục công chứng di chúc thì công chứng di chúc ở đâu?

Theo Điều 42 Luật công chứng 2014 “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc…”

Như vậy người có nhu cầu lập di chúc có thể thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại bất kỳ phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng nào trên cả nước.

Di chúc có cần công chứng không? Nếu công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.

Đối với trường hợp này Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục công chứng di chúc.

Thủ tục công chứng di chúc phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 44 Luật công chứng 2014.

Tuy nhiên, trong trường hợp người lập di chúc là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể thực hiện thủ tục công chứng di chúc ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Nếu di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì di chúc có cần công chứng không? 

Người lập di chúc có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc đó. 

Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Ví dụ: Ông A lập di chúc tại Phòng công chứng số 1, TP.Hồ Chí Minh nhưng do về quê tránh dịch Covid-19 tại Đồng Nai không thể quay lại TP.Hồ Chí Minh. 

Ông A có nhu cầu sửa đổi di chúc này thì ông A có thể yêu cầu công chứng viên của bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào tại Đồng Nai công chứng việc sửa đổi di chúc đó.

Trách nhiệm của ông A khi đó là phải thông báo cho Phòng công chứng số 1, TP. Hồ Chí Minh rằng ông đã có sửa đổi di chúc mà trước đây Phòng công chứng số 1, TP. Hồ Chí Minh chứng nhận.

3. Chứng thực di chúc

Nếu nơi người lập di chúc ở không có bất kỳ phòng công chứng hay văn phòng công chứng nào hoặc địa bàn họ đang ở chỉ là tạm trú và không có hộ khẩu thường trú. Di chúc có cần công chứng không? 

Đa số khi một người có nhu cầu lập di chúc, họ sẽ nghĩ đến câu hỏi lập di chúc có cần công chứng không? 

Tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện hành, người lập di chúc còn có thể chứng thực di chúc tại các ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định việc chứng thực di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã tại bất kỳ địa phương nào trên cả nước thực hiện và không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực di chúc. 

Như vậy chúng ta không bắt buộc phải trả lời câu hỏi di chúc có cần công chứng không bằng hình thức công chứng di chúc mà có thể lựa chọn hình thức chứng thực di chúc.

Địa điểm chứng thực di chúc thông thường được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trừ trường hợp người yêu cầu chứng thực di chúc thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

4. Các trường hợp lập di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc có công chứng hoặc di chúc có chứng thực.

Di chúc có cần công chứng không? Nếu người lập di chúc đang ở hoàn cảnh đặc biệt không thể thực hiện thủ tục công chứng di chúc hay chứng thực di chúc.

Điều 638 Bộ luật dân sự và cụ thể hơn tại điều 78 Luật công chứng 2014 quy định các trường hợp này như sau:

+ Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng di chúc hoặc chứng thực di chúc.

+ Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

+ Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

+ Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

+ Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

+ Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi “di chúc có cần công chứng không?” theo quy định pháp luật hiện hành, ngoài ra chúng tôi đã trình bày một số vấn đề có liên quan đến thủ tục công chứng di chúc, chứng thực di chúc.

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI − TẬN TÂM − TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn dân sự và các Chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi, Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

Văn phòng luật sư Long An

Văn phòng luật sư Nhà Bè

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Bài viết mới nhất

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy di chúc có phải công chứng, chứng thực?

công chứng di chúc

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244