10.797222346,106.677222250

Điều kiện và thủ tục phá sản của Doanh nghiệp

26/08/2021 - 12:08:17 AM | 1079

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nguy cơ phá sản xảy ra rất cao. Cùng luật sư tư vấn doanh nghiệp của công ty để tham khảo về thủ tục phá sản.

1. Điều kiện thực hiện thủ tục phá sản

Căn cứ quy định tại Luật phá sản 2014, điều kiện thực hiện thủ tục phá sản của doanh nghiệp bao gồm:

- Mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán dựa vào khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014 là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

điều kiện và thủ tục phá sản của doanh nghiệp

2. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 bao gồm:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

3. Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn:

- Nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

- Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác thì Tòa sẽ chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền đó

- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu người nộp đơn không đúng; không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; rút đơn yêu cầu; không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

4. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại Điều 39 Luật phá sản 2014, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. 

Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

5. Mở thủ tục phá sản

- Thủ tục thông thường:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

- Thủ tục rút gọn:

Nếu thuộc trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn thì không cần mở thủ tục phá sản theo Điều 105 Luật Phá sản 2014. Cụ thể, Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn với trường hợp:

+  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

+ Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

5. Triệu tập hội nghị chủ nợ khi thực hiện thủ tục phá sản

– Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất:

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần hai.

– Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.

Trường hợp được triệu tập hợp lệ lần 2 vẫn không đáp ứng được điều kiện có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.

6.  Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản nếu:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.

7. Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Giai đoạn cuối của thủ tục phá sản là thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, bao gồm:

- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Trên đây là những quy định cơ bản của pháp luật về thủ tục phá sản. Để biết thêm chi tiết về trình tự các bước thực hiện hoặc còn những thắc mắc chưa rõ, vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn pháp luật hành chính và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

- Văn phòng luật sư tỉnh Long An

- Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Bài viết mới nhất

Thủ tục phá sản doanh nghiệp được thực hiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

thủ tục phá sản

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244