10.797222346,106.677222250

Đòi tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

15/09/2022 - 11:09:25 AM | 774

Trường hợp công ty tự ý chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nhưng không trả tiền lương đem lại rất nhiều thiệt thòi cho người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm trả tiền lương của người sử dụng lao động. Sau đây Luật sư tư vấn lao động sẽ đưa tới cho các bạn các thông tin liên quan đến vấn đề đòi tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Tình huống: Kính thưa luật sư, tôi và công ty A có ký kết hợp đồng lao động không thời hạn với nhau, nhưng khi tôi mang thai thì tôi có xin phía công ty cho tôi được nghỉ thai sản. Nhưng đến khi tôi đi làm lại thì công ty A báo là đã chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Và trước khi tôi nghỉ thai sản thì công ty A vẫn chưa thanh toán tiền lương đi làm cho tôi. Vậy làm thế nào để tôi có thể đòi lại tiền lương của mình? Mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư.

1. Các trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo Điều 37 Bộ luật lao động 2019, công ty không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Và theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp trên sẽ bị coi là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Do đó việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với chị khi chị đang nghỉ thai sản là trái với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

2. Trách nhiệm của công ty khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo Điều 41 Bộ luật lao động, khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động thì sẽ có các nghĩa vụ sau đối với người lao động:

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động;

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả, người sử dụng lao động phải trả thêm trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động;

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả và trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Bị công ty sa thải trái luật nên làm gì?

3. Cách đòi tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Có thể sử dụng các cách sau để đòi lại tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

Cách 1: Hai bên có thể cùng nhau thoả thuận. Bởi lẽ hợp đồng lao động được phát sinh dựa trên sự thỏa thuận của các bên, nên người lao động và người sử dụng lao động có thể cùng nhau thoả thuận về vấn đề tiền lương, cũng như các vấn đề khác khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Cách 2: Giải quyết thông qua hoà giải. Người lao động có thể yêu cầu hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo Điều 190 Bộ luật lao động 2019 thì thời hiệu để yêu cầu thực hiện hoà giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Cách 3: Khởi kiện hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Trong trường hợp đã có yêu cầu người sử dụng lao động trả lại tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng vẫn không được thì người sử dụng lao động có thể khởi kiện đến tòa án hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư tư vấn lao động về vấn đề đòi tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Hy vọng qua bài viết có thể cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng. Nếu cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

 

 

Bài viết mới nhất

Làm thế nào để đòi lại tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật? Công ty Luật TNHH VIVA cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng đòi lại tiền lương khi công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244