Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Tư Vấn Luật Hình Sự - Luật Sư Tố Tụng Viva Law Firm | Luật Sư Đất Đai
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
09/12/2024 11:26 70 Lần

    Thị trường bất động sản ngày càng sôi động kéo theo những tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà tăng lên. Những tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chủ nhà và người thuê mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Do đó, việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật thuê nhà và các phương thức giải quyết tranh chấp là điều cần thiết. Bài viết này của Luật sư nhà đất sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý cơ bản về vấn đề trên.

    1. Hợp đồng thuê nhà là gì?

    Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng dân sự, theo đó, bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong thời hạn thỏa thuận, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2023, nhà ở phải đáp ứng được các điều kiện sau mới được phép tham gia giao dịch trên thị trường:

    • Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
    • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    Ngoài ra, điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định, nhà được đưa vào kinh doanh phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật/ về đất đai.

    Như vậy, nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì nhà ở không đủ điều kiện để giao dịch, nếu bên cho thuê cố tình thực hiện giao dịch về nhà ở này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như các hoạt động kinh của bên thuê và được xem là trái pháp luật.

    2. Các tranh chấp hợp đồng thuê nhà thường gặp

    Tranh chấp hợp đồng không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ giữa các bên. Để hạn chế tối đa những rủi ro này, việc lập một hợp đồng rõ ràng, cụ thể và đầy đủ các điều khoản là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy giữa các bên cũng là một yếu tố góp phần đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thành công. Những tranh chấp hợp đồng thuê nhà thường gặp như:

    • Tranh chấp do các chủ thể không đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể theo quy định pháp luật;
    • Tranh chấp liên quan đến nhà cho thuê;
    • Tranh chấp liên quan đến việc đảm bảo quyền sử dụng tài sản cho bên thuê;
    • Tranh chấp liên quan đến giá cả và thanh toán hợp đồng;
    • Tranh chấp liên quan đến việc cho thuê lại;
    • Tranh chấp về thời hạn thuê tài sản; tài sản thuê bị bên thuê chiếm giữ;
    • Tranh chấp hợp đồng về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê, chế tài và bồi thường thiệt hại.

    3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

    Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về pháp luật dân sự và các quy định liên quan, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.

    Đầu tiên, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, dựa trên sự tự nguyện và tính linh hoạt cao. Bằng cách thương lượng, các bên có thể chủ động tìm ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo mật thông tin. Đây là phương thức được ưu tiên lựa chọn bởi tính hiệu quả và khả năng duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.

    Thứ hai là phương thức hòa giải, hòa giải là việc các bên tự do thỏa thuận với nhau thông qua một bên thứ ba để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba phải có uy tín với 2 bên, có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực hoà giải. Có biện pháp, phương pháp, cách thức hòa giải phù hợp. Cũng như biện pháp thương lượng, biện pháp hòa giải đòi hỏi 2 bên phải có thiện chí, hoà giải thành hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên và sự điều hoà, am hiểu, hỗ trợ của bên thứ ba. Kết quả hoà giải có thể là bắt buộc nếu được Tòa án công nhận theo Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Đối với trường hợp mà một trong hai bên của hợp đồng thuê nhà tham gia hợp đồng có hoạt động thương mại, và hợp đồng có ghi nhận thỏa thuận trọng tài, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan đến hợp đồng theo Luật Trọng tài thương mại 2010.

    Quá trình tố tụng tại Tòa án là con đường pháp lý cuối cùng để giải quyết các tranh chấp khi các biện pháp hòa giải không thành công. Tòa án sẽ xem xét vụ việc, đưa ra phán quyết có tính ràng buộc và đảm bảo thực hiện phán quyết bằng các biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết.

    Trên đây là bài viết “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà” của Luật sư nhà đất. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

    Liên hệ qua Hotline: 

    093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

    096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

    Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

    Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

    Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

    Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

    Zalo
    Hotline