10.797222346,106.677222250

Giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động tự ý bỏ việc

22/09/2022 - 11:09:42 AM | 723

Thị trường lao động Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở nên nhộn nhịp, kéo theo đó là các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng càng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Điển hình là các tranh chấp liên quan đến việc người lao động tự ý bỏ việc. Do đó, nhằm cập nhật những quy định mới nhất về giải quyết tranh chấp lao động, Luật sư tư vấn Lao động đã đưa ra nội dung dưới đây để quý khách có thể tìm hiểu.

Tình huống: Xin chào Luật sư. Vừa qua, công ty tôi có cho một lao động nam nghỉ việc do vợ sinh con. Tuy nhiên, nhân viên này không quay lại công ty làm việc sau thời gian nghỉ và cũng không có bất cứ thông báo gì với chúng tôi, khiến tiến độ công việc bị đình trệ, gây ra tổn thất cho công ty. Luật sư cho tôi hỏi có cách nào để chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên này không ạ? Xin cảm ơn luật sư!

1. Cách thức giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động tự ý bỏ việc

Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, thì “trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.   

Theo quy định này, trong trường hợp người nhân viên bỏ việc từ 5 ngày làm việc trở lên thì công ty hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngược lại, nếu người lao động tự ý bỏ việc chưa quá 5 ngày thì công ty không thể sử dụng căn cứ trên để chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên này.

Tuy nhiên, do người lao động này đã bỏ việc dẫn đến tiến độ công việc bị đình trệ, gây tổn thất cho công ty nên công ty có quyền sử dụng điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động trên. Cụ thể: “Trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Xem thêm: Quy định về chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con

2. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động tự ý bỏ việc

Theo Điều 188 Bộ luật lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động tự ý bỏ việc phải được thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp và phải kết thúc việc hòa giải trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

- Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành;

- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành;

- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Bước 2: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải, các bên có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tiến hành khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp lao động. Lưu ý, khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động

Luật sư tư vấn lao động của công ty sẽ hỗ trợ khách hàng về những vấn đề sau:

- Tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp lao động, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp; đưa ra những phương án có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);

- Tư vấn cho khách hàng trình tự, thủ tục khởi kiện, thời hiệu, điều kiện khởi kiện khi xảy ra tranh chấp;

- Hỗ trợ điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu để trình lên cơ quan Tòa án;

- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động tự ý bỏ việc. Tuy nhiên, nội dung tư vấn trên của chúng tôi chỉ mang tính chất tương đối, trong từng vụ việc cụ thể sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Do đó, để nhận được sự tư vấn tận tình, cẩn trọng từ Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi, quý khách có thể liên hệ:

 Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

 

Bài viết mới nhất

Khi nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc? Khi có tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết như thế nào?

giải quyết tranh chấp lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244