10.797222346,106.677222250

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết như thế nào

13/04/2023 - 04:04:04 PM | 498

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các hành vi đạo văn, làm giả, làm nhái,… tràn lan và đã đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đối với những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của từng cá nhân, tổ chức còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm thích hợp. Vậy những biện pháp xử lý đó là gì? Hãy cùng Luật sư Sở hữu trí tuệ  của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi tìm hiểu về về quy trình xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ .

Tình huống: Công ty Cổ phần A hiện đang sử dụng dấu hiệu "Thiên Long" đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ số 123xxx thuộc chủ sở hữu là Công ty TNHH B.  Công ty Cổ phần A đã sử dụng dấu hiệu có khả năng bị coi là vi phạm nhãn hiệu "Thiên Long" gắn lên trên các website, biển hiệu cửa hàng, biển quảng cáo của Công ty và các dự án của đơn vị. Công ty TNHH B muốn xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì biện pháp xử lý là gì?

1. Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại các xâm phạm quyền tác giả, xâm phạm các quyền liên quan, hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;... được quy định tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 sửa đổi năm 2022. Để các hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, gồm:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép;

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Trong trường hợp nêu trên, Công ty A sử dụng dấu hiệu "Thiên Long" là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thuộc chủ sở hữu là Công ty TNHH B. Có các yếu tố xâm phạm nhãn hiệu gắn lên trên các website, biển hiệu cửa hàng, biển quảng cáo của Công ty và các dự án của đơn vị.

Xem thêm: Quy trình và Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

2. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi phát hiện hành vi xâm phạm, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng quyền tự bảo vệ được quy định tại Điều 198 và Điều 199 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 để bảo vệ quyền của mình.

2.1 Thứ nhất, biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 thì có thể áp dụng các biện pháp như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai;...

Như vậy Tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự đối với Công ty A.

2.2 Thứ hai, biện pháp hành chính

Biện pháp xử hành chính được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm theo quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 :

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Khi tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT như trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.

2.3 Thứ ba, biện pháp hình sự

Nếu hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự.Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 khẳng định: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”. Chẳng hạn:

- Không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình;...Điều 225 Bộ luật hình sự 2015.

- Cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở… Điều 226 Bộ luật hình sự 2015.

Như vậy, biện pháp hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ truy cứu khi có yêu cầu của chủ sở hữu quyền.

Xem thêm: Tư vấn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu

3. Xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Đối với tình huống nêu trên, Tòa án có thể áp dụng đối với Công ty A các biện phạm dân sự là buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai… Và có thể xử lý hành chính bằng biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền. Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự và Công ty TNHH B yêu cầu thì Công ty A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ

Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Đối với những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của từng cá nhân, tổ chức còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm thích hợp. Vậy những biện pháp xử lý đó là gì? Hãy cùng Luật sư Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi tìm hiểu về về quy trình xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244