10.797222346,106.677222250

Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

30/12/2021 - 05:12:21 PM | 1146

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định của pháp luật. Hiện nay tình trạng người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật diễn ra phổ biến và khá phức tạp. Vậy hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như thế nào và hướng giải quyết ra sao. Dưới đây là tư vấn của Luật sư tư vấn lao động xoay quanh vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

1. Các trường hợp bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật lao động năm 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt, là trường hợp chấm dứt hợp đồng không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Các trường hợp người sử dụng lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bao gồm:

- Vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

- Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mùa dịch Covid-19

2. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ chịu những hậu quả pháp lý sau:

2.1. Đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ:

- Không được trợ cấp thôi việc.

- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.

2.2. Đối với người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ:

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

3. Giải quyết trường hợp người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

- Thông qua tổ chức Công đoàn

Làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019.

- Khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án có thẩm quyền

Nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả thì khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, quý khách hàng có thể làm đơn khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để Tòa án bảo vệ quyền lợi cho bạn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Xem thêm: Công ty chấm dứt hợp đồng vô thời hạn trong trường hợp nào?

Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật do Luật sư tư vấn lao động thực hiện. Hy vọng qua bài viết có thể cung cấp thêm thông tin cho quý khách về các trường hợp bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và các hậu quả pháp lý. Nếu cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cách thức sau: 

Liên hệ qua Hotline: 

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office 

Liên hệ qua Email: 

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định của Bộ luật lao động 2019.

đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244