Tình huống:
Ngày 05/07/2020 vợ chồng ông Phan T, bà Nguyễn Thị N và vợ chồng bà Nguyễn Thị M, ông Trần S ký hợp đồng góp vốn mua 03 thửa đất để làm trang trại, tổng diện tích 12.454 m2 tại xóm G, xã C, huyện ĐT, tỉnh Lâm Đồng. Hai bên thỏa thuận: Cùng nhau góp vốn (mỗi bên 50%) và cùng chịu trách nhiệm đóng góp mọi chi phí quản lý sử dụng và hưởng mọi quyền lợi trên ba thửa đất đã mua, lợi nhuận và rủi ro hai bên đều phải chịu.
Trong các ngày 01/12/2021 và 16/12/2021, ông Phan T đã giao cho ông Trần S tổng số tiền 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu) đồng; trong đó: 60.000.000 đồng mua ½ trang trại, 10.000.000 đồng là tiền đầu tư cải tạo trang trại. Năm 2022 ông Phan T, bà Nguyễn Thị N đầu tư thêm khoảng 40.000.000 đồng đồng để đào mở rộng ao thả cá, xây dựng cổng sắt, tường phía trước, trồng cây ăn quả và thuê người trông coi trang trại.
Cuối năm 2023 hai bên chưa thống nhất được việc thuê người quản lý trang trại nên bà Nguyễn Thị M, ông Trần S tạm dừng việc góp vốn. Các bên thỏa thuận mỗi bên ½ trang trại, diện tích đất của bên nào bên đó tự quản lý. Tháng 05-2024,ông Phan T, bà Nguyễn Thị N phát hiện bà Nguyễn Thị M, ông Trần S chuyển nhượng toàn bộ trang trại cho người khác với giá 2.400.000.000 đồng mà không thông báo hay bàn bạc với ông, bà. Nay ông T và bà N yêu cầu luật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp này.
Bài viết này của Luật sư tư vấn đầu tư sẽ giải quyết tình huống nêu trên và hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư, giúp quý khách hàng hiểu rõ các quy định pháp luật.
1. Thế nào là hợp đồng hợp tác đầu tư?
Hợp đồng hợp tác đầu tư là một loại hợp đồng pháp lý trong đó hai hoặc nhiều bên cùng nhau thực hiện một dự án đầu tư, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ đã thỏa thuận.
Hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản về việc góp vốn, quản lý dự án, phân chia lợi nhuận, cũng như cách thức giải quyết tranh chấp và rủi ro có thể phát sinh.
Mục tiêu của hợp đồng hợp tác đầu tư là để tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác giữa các bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được rõ ràng và minh bạch.
Việc ông Phan T, bà Nguyễn Thị N và bà Nguyễn Thị M, ông Trần S ký biên bản góp vốn mua đất để làm trang trại, cùng nhau góp vốn (mỗi bên 50%) và cùng chịu trách nhiệm đóng góp mọi chi phí quản lý sử dụng và hưởng mọi quyền lợi trên ba thửa đất đã mua, lợi nhuận và rủi ro hai bên đều phải chịu, thể hiện đây là hợp đồng hợp tác đầu tư. Do góp vốn mua đất chung, ông Phan T, bà Nguyễn Thị N và bà Nguyễn Thị M, ông Trần S trở thành đồng sở hữu đối với 3 thửa đất.
Xem thêm: Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
2. Hợp đồng hợp tác đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh có giống nhau không ?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là hợp đồng BCC, là loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận, sản phẩm kinh tế.
Theo đó, căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định hình thức đầu tư như sau:
“Hình thức đầu tư
1. ...
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. ….”
Như vậy, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là một loại hợp đồng hợp tác đầu tư.
Xem thêm: Tư vấn thu hồi công nợ
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư
Hợp đồng góp vốn mua chung đất giữa các bên có thể được xem là hợp đồng hợp tác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo Khoản 3, Điều 218 Luật Dân sự 2015, Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì phải có nghĩa vụ thông báo đến các chủ sở hữu chung khác vì họ được quyền ưu tiên mua.
Việc bà M, ông S chuyển nhượng toàn bộ trang trại cho người khác mà không thông báo hay bàn bạc với ông T, bà N là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây thiệt hại cho ông Phan T và bà Nguyễn Thị N. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, các bên tham gia hợp đồng có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung theo tỷ lệ góp vốn. Do đó, việc bà M, ông S tự ý chuyển nhượng toàn bộ trang trại là vi phạm quyền lợi của ông T, bà N.
Ngoài ra, Ông Phan T và bà Nguyễn Thị N có quyền yêu cầu bà Nguyễn Thị M và ông Trần S bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng hợp tác đầu tư, các khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể bao gồm: Giá trị của ½ diện tích trang trại mà ông T, bà N đã góp vốn; Các khoản đầu tư mà ông T, bà N đã thực hiện vào trang trại; Các khoản lợi nhuận mà ông T, bà N có thể thu được từ trang trại.
Ông Phan T, bà Nguyễn Thị N nên thu thập đầy đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu chung của họ đối với trang trại, bao gồm: Hợp đồng hợp tác đầu tư về việc góp vốn mua chung trang trại; Hóa đơn thanh toán 70 triệu đồng cho ông Trần S; Hóa đơn chứng từ chứng minh việc đầu tư 40 triệu đồng để phát triển trang trại; Bằng chứng khác, hoặc lời khai của những người làm chứng trong sự việc này (nếu có) để củng cố hồ sơ khởi kiện.
Ông Phan T, bà Nguyễn Thị N nên khởi kiện bà Nguyễn Thị M, ông Trần S ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Nguyễn Thị M, ông Trần S cho người khác nêu trên. Yêu cầu bà M, ông S tiếp tục thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc tuyên huỷ bỏ hợp đồng do có một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng này. Ngoài ra ông T, bà N có thể buộc bà Nguyễn Thị M, ông Trần S bồi thường thiệt hại cho ông T và bà N.
Trên đây là bài viết về vấn đề Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!