10.797222346,106.677222250

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mùa dịch Covid-19?

26/08/2021 - 11:08:25 PM | 1003

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người lao động rơi vào tình trạng “thất nghiệp” cũng như không được trả lương đúng hạn. Điều này dẫn đến sự khó khăn đối với họ trong việc duy trì cuộc sống gia đình. Vì lý do đó mà hiện nay nhiều người muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để về quê kiếm một công việc khác. Liệu rằng người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Câu hỏi: Tôi là công nhân lao động tại một khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì dịch bệnh kéo dài, công ty không trả đủ lương cho tôi, có khi còn không trả lương. Tôi có hỏi thì kế toán trình bày lý do dịch bệnh nên ngân sách của công ty cũng thâm hụt. Điều này làm cho tôi không thể duy trì được cuộc sống cho bản thân và gia đình. Liệu rằng tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty được không?

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn nhưng một bên trong quan hệ lao động quyết định chấm dứt hợp đồng mà không có sự thỏa thuận hay đồng ý của bên còn lại. Vì vậy, việc hợp đồng lao động chấm dứt cũng có thể do ý chí của một bên: người lao động hoặc người sử dụng lao động.

người lao đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2. Quy định về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động 2019, pháp luật cho phép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng khoản 1 Điều 35 quy định phải báo trước cho người sử dụng lao động, cụ thể:

+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;

+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng đối với người sử dụng lao động mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn;

+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mùa dịch

Xét thấy, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn. Tuy nhiên, cần phải xét tới lý do mà người sử dụng lao động không trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn cho người lao động.

Theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019, nếu vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, trong trường hợp vì dịch Covid-19 mà công ty không trả đủ lương hoặc không trả lương cho anh/chị, nhưng chỉ trình bày lí do mà không tìm các biện pháp để khắc phục việc trả lương thì anh/chị hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

4. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này. 

Theo đó, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bao gồm:

+ Không được trợ cấp thôi việc.

+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (được quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019).

Vì thế, trong trường hợp của anh/chị, để tránh trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải chứng minh được công ty có tìm các biện pháp khắc phục nhằm mục đích có thể trả lương cho nhân công lao động hay không. 

Trên đây là một số tư vấn đối với câu hỏi của quý anh/chị. Trong trường hợp nội dung giải đáp còn những vướng mắc nào khác hoặc quý anh/chị cần biết rõ hơn về các quyền lợi được hưởng sau khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để nhận được sự tư vấn của các luật sư tư vấn lao động thông qua hotline: 094 221 7878 hoặc 096 267 4244 – Ls.Trần Trọng Hiếu - Trưởng CN. 

Trân trọng./.

>> Xem thêm:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Long An

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Bài viết mới nhất

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Quy định về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244