Phân chia đất đai giữa anh em trong gia đình

Tư Vấn Luật Hình Sự - Luật Sư Tố Tụng Viva Law Firm | Luật Sư Đất Đai
Phân chia đất đai giữa anh em trong gia đình
09/06/2022 17:00 4528 Lần

    Tranh chấp về phân chia đất đai trong gia đình vẫn luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình, các thành viên trong gia đình nên nắm rõ hơn các quy định pháp luật liên quan đến phân chia đất đai trong gia đình. Bài viết dưới đây của Luật sư tư vấn đất đai sẽ cung cấp thông tin về phân chia đất đai giữa anh em trong gia đình.

    Tình huống: Gia đình tôi có 4 người. Năm trước, ba chồng tôi qua đời và có để lại một mảnh đất cho vợ chồng tôi tiếp quản. Nay anh của chồng của tôi lại muốn lấy mảnh đất này vì nói rằng đây là đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình. Nhà nước đã cấp cho gia đình từ thời ông nội còn sống, lúc đó chồng tôi chưa ra đời. Vậy, vợ chồng tôi có phải bị mất mảnh đất này không? Nếu không, tôi phải làm như thế nào?

    1. Quy định pháp luật về phân chia đất đai trong gia đình

    1.1. Hộ gia đình sử dụng đất là gì?

    Căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

    1.2. Quyền của các thành viên đối với đất cấp cho hộ gia đình

    Theo khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung, theo đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

    Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

    Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có quyền sở hữu chung đối với đất cấp cho hộ gia đình.

    Xem thêm: Những lưu ý về thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc

    2. Cách giải quyết trường hợp phân chia đất đai trong gia đình

    Trường hợp 1: Mảnh đất mà gia đình bạn đang sử dụng là đất nhà nước cấp cho hộ gia đình

    Căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất. Đối với tình huống của bạn, chồng bạn là người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng trong gia đình. Tuy nhiên, tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất thì chồng bạn vẫn chưa sinh ra. Do đó, chồng bạn không có quyền sở hữu chung đối với mảnh đất này. Thay vào đó, những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là chủ sở hữu và được phân chia đất đai trong gia đình.

    Tuy nhiên, anh của chồng bạn cũng không thể hoàn toàn chiếm đoạt mảnh đất này. Vì sau khi bố chồng bạn mất, phần quyền sở hữu chung đối với mảnh đất của bố chồng bạn sẽ được chia thừa kế. Lúc đó, chồng bạn vẫn có thể nhận được một phần thừa kế mảnh đất đó.

    Trường hợp 2: Mảnh đất được Nhà nước cấp cho ông nội bạn

    Khi Nhà nước cấp đất cho ông nội bạn, mảnh đất sẽ là tài sản riêng của ông. Do đó, rất có thể ba chồng bạn đã được tặng cho hoặc được thừa kế sau khi ông mất. Về nguyên tắc, mảnh đất này cũng sẽ là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ba chồng bạn.

    Trong trường hợp ba bạn mất, tài sản sẽ được chia theo di chúc cho những người có tên quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp ba chồng bạn không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, chồng bạn – người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sẽ được nhận thừa kế theo quy định pháp luật.

    Như vậy, khi giải quyết phân chia đất đai trong gia đình, chồng bạn chỉ có quyền sở hữu đối với mảnh đất nếu mảnh đất đó là tài sản do riêng của ba chồng bạn. Ngoài ra, chồng bạn là người có tên trong di chúc hoặc được thừa kế theo pháp luật.

    Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

    3. Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết phân chia đất đai trong gia đình

    Để giải quyết tranh chấp về phân chia đất đai trong gia đình, các Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ các công việc sau:

    - Tư vấn các quy định pháp luật đất đai và các vấn đề khác có liên quan để các bên có thể tiến hành tự hòa giải;

    - Đại diện khách hàng để tiến hành hòa giải với các bên;

    - Tư vấn về các thủ tục khởi kiện tranh chấp trong phân chia đất đai trong gia đình và hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu;

    - Tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

    Trên đây là những phân tích và quy định về vấn đề tranh chấp liên quan đến phân chia đất đai trong gia đình. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

    Liên hệ qua hotline:

    094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

    096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

    Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

    Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

    Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

    Liên hệ qua Zalo - Facebook:

    Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office

    Liên hệ qua email:

    Saigon Law68@gmail.com

    Luatsutronghieu@gmail.com

     

     

    Zalo
    Hotline