10.797222346,106.677222250

Quy định của pháp luật về Thừa kế Thế vị

30/08/2021 - 10:08:00 PM | 1803

Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định khá chi tiết, cụ thể và đầy đủ về chế định thừa kế, theo đó thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật của công dân được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, thực tế trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định và thừa kế thế vị là một trong những trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật.

Tóm tắt câu hỏi của Khách hàng về Thừa kế thế vị:

Tôi là Nguyễn Thị B, Sinh năm: 1972, nhà Tôi có 02 Anh Em. Anh Trai Tôi lúc trước ngược đãi Cha Mẹ vi phạm quy định của pháp luật. Anh Trai tôi mất trước Ba Mẹ Tôi, Anh trai tôi có một người con. Luật sư cho tôi hỏi, Trong trường hợp này Cha Mẹ Tôi mất không để lại Di chúc thì con của Anh Trai tôi có được hưởng thừa kế thế vị đối với di sản do Cha Mẹ tôi để lại hay không?

Luật sư tư vấn Khách hàng Các hàng thừa kế và về thừa kế thế vị:

1. Hàng thừa kế là gì?

Hàng thừa kế là diện bao gồm những người có quan hệ gần gũi hoặc huyết thống với người để lại di sản và cùng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

thừa kế thế vị

2. Quy định Các hàng thừa kế theo pháp Luật

Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651, Bộ Luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý:

+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

+ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Thế nào là thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà ( hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).

4. Các trường hợp Thừa kế thế vị

Thứ nhất, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.

Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.

Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.

5. Quy định của pháp luật về Thừa kế Thế vị trong tình huống trên có được hưởng tài sản không

Theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống...”.

Theo quy định tại Điều 652 nêu trên thì: Không phải cứ con chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng di sản. Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị.

Do vậy, trong trường hợp này, Con Anh trai Chị sẽ không được hưởng tài sản do thừa kế thế vị.

6. Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn về Thừa kế thế vị

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư dân sự và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư Nhà Bè

- Văn phòng luật sư Bính Chánh

- Văn phòng luật sư Dĩ An

Bài viết mới nhất

Trong pháp luật dân sự, thừa kế thế vị là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ.

thừa kế thế vị

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244