10.797222346,106.677222250

Quy định pháp luật về Hòa giải tranh chấp đất đai

30/08/2021 - 01:08:17 AM | 2123

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Để giải quyết vấn đề tranh chấp này thì hòa giải được xem là phương pháp ôn hòa đặt ý chí các chủ thể trong tranh chấp là trọng tâm nhằm hạn chế một cách tối đa những thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế. Vậy, đối với những tranh chấp đất đai mà chưa qua thủ tục hòa giải ở xã, phường thì có được xem xét để hoài giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hay không? Để làm rõ vấn đề liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai, Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn vấn đề thông qua câu hỏi của Khách hàng gửi về Công ty.

Câu hỏi Khách hàng liên quan đến Hòa giải tranh chấp đất đai:

Tôi là Nguyễn Văn A, Sinh năm: 1972, thường trú tại: Phường Tân Biên, Tp. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Tôi có vấn đề pháp lý cần Luật sư tư vấn. Gia đình tôi có tranh chấp đất đai tại Phường Tân Biên, Tp. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, hồ sơ tranh chấp đất đai của gia đình chúng tôi chưa qua thủ tục hòa giải ở xã, phường thì hồ sơ tranh chấp của gia đình chúng tôi có được xem xét để hoài giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hay không?

Phần tư vấn Luật sư liên quan đến Hòa giải trong tranh chấp đất đai mà Khách hàng đã gửi câu hỏi:

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp dân sự. Tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Quy định này cho thấy, tranh chấp đất đai được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những tranh chấp liên quan đến đất đai như: tranh chấp về quyền sử dụng đất ( bao gồm: tranh chấp thừa kế, ly hôn, tặng cho, ranh giới…), tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất (tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, tranh chấp về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) và tranh chấp về mục đích sử dụng đất (tranh chấp về đất trồng lúa với đất nuôi tôm, tranh chấp về mục đích lối đi chung...).

2. Hòa giải tranh chấp đất đai là g?

Văn bản pháp luật về đất đai hiện nay, không định nghĩa rõ khái niệm về hòa giải tranh chấp đất đai, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: Hòa giải tranh chấp đất đai là để chấm dứ́t việc xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng đất giữa các bên bằng sự thương lượng hoặc qua sự trung gian của một cơ quan có thẩm quyền.

Do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt và tranh chấp đất đai tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực về chính trị, kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội và của mỗi người sử dụng đất.

hòa giải tranh chấp đất đai

3. Các hình thức hòa giải trong tranh chấp đất đai

3.1 Hòa giải tranh chấp đất đai trong tố tụng

Hòa giải tranh chấp đất đai trong tố tụng là hình thức áp dụng tại Tòa án nhân dân, phát sinh khi có đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất đai dựa trên yêu cầu của các chủ thể giả thuyết có lợi ích bị ảnh hưởng.

3.2 Hòa giải tranh chấp đất đai ngoài tố tụng

Hòa giải tranh chấp đất đai ngoài tố tụng được xem là phương pháp hòa giải không được thực hiện bằng thủ tục tố tụng. Trong lĩnh vực đất đai, phương thức này bao gồm: hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án nhân dân, hòa giải tại Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã và hòa giải cơ sở.

a. Hòa giải tranh chấp đất đai tiền tố tụng tại Tòa án nhân dân

Hòa giải tiền tố tụng tại tòa án nhân dân là phương thức hiện đang được áp dụng thí điểm và chưa được hệ thống hóa bằng văn bản pháp luật.

b. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã/phường/thị trấn

Ủy Ban Nhân Dân cấp xã/phường/thị trấn – là cấp cơ sở nơi có đất đang bị tranh chấp. UBND cấp xã được xem là đơn vị có đủ thẩm quyền và năng lực chuyên môn để xử lý tranh chấp bằng phương thức ôn hòa trên cơ sở hệ thống dữ liệu về quản lý đất đai như bản đồ địa chính, biến động sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.... 

c. Hòa giải tranh chấp đất đai theo hình thức Hòa giải cơ sở

Hòa giải tranh chấp đất đai theo hình thức Hòa giải cơ sở cũng là biện pháp giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm hướng đến kết quả cuối cùng bằng các thỏa thuận chung trên cơ sở tự do ý chí của các bên liên quan gắn với thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Tuy nhiên, khác với các hòa giải khác, hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai là loại hòa giải không bắt buộc, và không là căn cứ để xác định điều kiện thụ lý tranh chấp đất đai tại Tòa án Nhân Dân nếu có hành vi khởi kiện.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ

4. Quy định pháp Luật về Hòa giải tranh chấp đất đai trong tình huống trên

Theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì hoà giải theo quy định của Luật này được thực hiện đối với những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã mà không thành theo quy định tại Điều 203 của Luật Đất Đai, được hướng dẫn tại khoản 2, Điều 3 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân Dân Tối Cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 của Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Như vậy, đối với  hồ sơ của gia đình Anh nếu là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp ranh giới thửa đất mà chưa qua thủ tục hòa giải ở xã, phường thì không được hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

5. Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn về Hòa giải tranh chấp đất đai

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn luật đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office.

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư tỉnh Long An

- Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

- Văn phòng luật sư huyện Bình Chánh

Bài viết mới nhất

Hòa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp.

hòa giải tranh chấp đất đai

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244