10.797222346,106.677222250

Quy trình và Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

26/08/2021 - 08:08:58 PM | 1354

Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ  quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Do vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Một nhãn hiệu khi thiết kế cần đáp ứng những tiêu chí nào để được bảo hộ ? Cách đăng ký, hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra sao ? Các vấn đề trên sẽ được Luật sư Công ty luật chúng tôi  tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Việc đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước sau: (i) tiếp nhận đơn (ii) Thẩm định hình thức đơn (ii) Công bố đơn (iv) Thẩm định nội dung đơn (v) ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2. Tra cứu nhãn hiệu trong Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục cần thiết khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ nhưng không bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi quyết định có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Để tra cứu các nhãn hiệu trùng và tương tự, Khách hàng có thể tìm kiếm qua trang web của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam: http://iplib.noip.gov.vn.

3. Hồ sơ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Tờ Khai đăng ký nhãn hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

4. Các bước thực hiện Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

4.1. Nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:

Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ. Việc nộp lệ phí này có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ nơi tiếp nhận hồ sơ.

thủ tục đăng ký nhãn hiệu 1

4.2. Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Sau khi kiểm tra, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Thời gian thẩm định hình thức: 01 đến 02 tháng kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

4.3. Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Công bố đơn: trong thời hạn 02  tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

4.4. Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thẩm định nội dung đơn: không quá 09  đến 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

4.5. Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. 

5. Phí/ lệ phí Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu tùy theo việc lựa chọn phải nộp các khoản phí/ lệ phí sau:

+ Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ:100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

+ Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

+ Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

+ Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

+ Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

+ Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu;

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 nhóm).

+ Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn).

6. Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn SHTT và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

- Văn phòng luật sư Long An

- Văn phòng luật sư Nhà Bè

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu, xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình

đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244