10.797222346,106.677222250

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất

12/10/2022 - 08:10:48 AM | 732

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các doanh nghiệp có quyền được bổ sung ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển. Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp tìm hiểu về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất của pháp luật.

Tình huống: Công ty tôi kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình hoạt động công ty tôi muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh để phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh hiện nay như thế nào?

1. Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi có nhu cầu thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

Tùy loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có sự khác nhau như: Biên bản, Quyết định, Thông báo thay đổi về ngành nghề kinh doanh,...

Xem thêm: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty khác quận mới nhất

2. Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ;

- Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp;

- Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

- Sau khi tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả;

- Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

3. Một số lưu ý trong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi thông báo thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo Phụ lục II-1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), doanh nghiệp cần lưu ý:

- Doanh nghiệp cần nắm được ngành nghề được bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không (Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật đầu tư 2020);

- Đối với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành;

- Đối với ngành nghề được quy định trong mã ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành khi bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải thực hiện áp mã ngành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo mã ngành cấp 4;

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Trên đây là tư vấn về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Để được tư vấn cụ thể và rõ ràng, quý khách hãy liên hệ đến Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi thông qua các địa chỉ sau đây để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM!

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Pháp luật năm 2022 quy định như thế nào về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh? Hồ sơ giấy tờ cần những gì? Công ty Luật TNHH VIVA cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh nhanh chóng, trọn gói

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244