10.797222346,106.677222250

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

29/07/2022 - 10:07:34 AM | 993

Trên thực tiễn, có nhiều cách để giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế. Trong đó, khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế tại Tòa án được nhiều người lựa chọn, vì có giá trị pháp lý cao nhất và mang tính bắt buộc thi hành. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ cách nộp hồ sơ và những quy định liên quan trong việc khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu vấn đề trên.

Tình huống khách hàng: Cha mẹ tôi vừa qua đời và để lại một mảnh đất tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai mà không có di chúc. Gia đình tôi có ba người con và chúng tôi không thể thống nhất việc phân chia mảnh đất này. Tôi muốn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai được thừa kế nêu trên. Anh trai tôi đang sống ở Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, còn em gái đang ở Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh. Vậy tôi phải nộp hồ sơ khởi kiện ở đâu và hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ gì? Mong được Luật sư giải đáp.

1. Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Tình huống của bạn là trường hợp tranh chấp đất đai thừa kế, hay nói cách khác là tranh chấp về dân sự. Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, việc khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế tại Tòa án nhân dân là hoàn toàn hợp lý.

Để xác định nơi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được thừa kế trong trường hợp này, cần xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế nêu trên thông qua các bước sau:

* Bước 1: Xác định thẩm quyền theo cấp của Tòa án

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Trong khi đó, căn cứ theo Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau:

- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

- Tranh chấp quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này;

- Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, trường hợp tranh chấp đất đai thừa kế của bạn, như đã nêu trên, là trường hợp tranh chấp quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Do đó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

* Bước 2: Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án

Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Do đối tượng khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế của bạn là bất động sản nên Tòa án nơi có đất đai thừa kế bị tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết, hay nơi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp của bạn sẽ là Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

2.Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

Sau khi xác định nơi nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện với những tài liệu sau:

+ Đơn khởi kiện theo mẫu của Tòa án;

+ Giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu/Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị;

+ Các tài liệu, chứng cứ kèm theo: sổ đỏ hoặc các giấy tờ tại Điều 100 Luật đất đai 2013, văn bản đo đạc, hồ sơ địa chính, giấy chứng tử,…

Xem thêm: Mua bán nhà tranh chấp có được không?

Trên đây là những quy định pháp luật và phân tích của chúng tôi về Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế. Trên thực tế, khởi kiện tranh chấp đất đai nói chung có thể diễn ra phức tạp và đòi hỏi kiến thức pháp lý chuyển sâu. Do đó, để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ chúng tôi.

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

Bài viết mới nhất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai đang được xã hội quan tâm nhiều nhất hiện nay.

Khởi kiện tranh chấp đất đai

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244