Tội Truyền Bá Văn Hóa Phẩm Đồi Trụy

Tư Vấn Luật Hình Sự - Luật Sư Tố Tụng Viva Law Firm | Luật Sư Đất Đai
Tội Truyền Bá Văn Hóa Phẩm Đồi Trụy
17/06/2024 19:41 380 Lần

    Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đang gặm nhấm nền tảng đạo đức xã hội, vì thế chúng ta cần chung tay đẩy lùi để bảo vệ tương lai cho thế hệ trẻ. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng Công ty Luật TNHH VIVA tham khảo bài viết sau đây nhé.

    toi truyen ba van hoa pham doi truy

    Văn hóa phẩm đồi trụy đang len lỏi từng ngóc ngách, hủy hoại thế hệ trẻ. Theo thống kê của Bộ Công an, trong năm 2023, đã có hơn 10.000 vụ việc vi phạm liên quan đến này, tăng 20% so với năm 2022. Những con số này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn của "căn bệnh" xã hội này. Đã đến lúc chúng ta chung tay dập tắt "ngọn lửa" này để bảo vệ tương lai cho thế hệ trẻ. Hãy cùng Công ty Luật TNHH VIVA tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như hành vi của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong các nội dung sau đây.

    Khái niệm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

    Thuật ngữ "văn hóa phẩm đồi trụy" thường xuất hiện trong các văn bản pháp luật, bản tin truyền hình và trên nhiều phương tiện truyền thông khác, khiến ai cũng ít nhiều đã từng nghe qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa chính xác của loại văn hóa phẩm này cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi truyền bá chúng.

    Theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 178/2004/NĐ-CP, “đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, hình ảnh, âm thanh, lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc”.

    Thế nên, có thể nói truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi làm ra, sao chép, vận chuyển, lưu hành, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, không lành mạnh, trái với lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

    Hành vi cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

    Các hành vi cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

    - Trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm đồi trụy: dựng phim, vẽ tranh, sáng tác truyện,...

    - Sao chép các nội dung văn hóa phẩm đồi trụy: chụp lại, vẽ lại, viết lại, ghi âm, ghi hình lại,...

    - Lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy: cho mượn, cho thuê, lan truyền,...

    - Vận chuyển văn hóa phẩm đồi trụy: đem đến những nơi khác nhau, truyền từ người làm ra đến người phân phối,...

    - Trao đổi văn hóa phẩm đổi trụy: mua, bán, cho,...

    - Tàn trữ văn hóa phẩm đồi trụy: lưu trữ trong nhà, kho để chờ sử dụng hoặc phân phối.

    Mức phạt tiền cho hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

    Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn thực hiện những hành vi vi phạm sau đây, cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):

    - Truyền bá thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    - Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Lan truyền các hủ tục, mê tín, dâm ô, đồi trụy trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    Xem thêm: Tội Sử Dụng Trái Phép Thông Tin Mạng

    Những trường hợp truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị đi tù và mức phạt tù cụ thể

    Nếu người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển…. nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị xử lý về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017:

    - Dữ liệu số có kích thước từ 1 GB đến nhỏ hơn 5 GB;

    - Lượng ảnh dao động từ 100 đến dưới 200;

    - Ấn phẩm thuộc các dạng sách in, báo in và vật phẩm khác, có số lượng nằm trong khoảng từ 50 đến dưới 100;

    - Lan truyền cho từ 10 đến 20 người;

    - Cá nhân có tiền án/tiền sự về hành vi này nhưng chưa được xóa án tích, nay lại tái phạm.

    Mức phạt tù áp dụng với tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:

    Khung 01

    - Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng.

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

    Khung 02

    Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    - Có tổ chức;

    - Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 5 đến 10 GB;

    - Số lượng ảnh từ 200 - dưới 500;0

    - Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 - dưới 200 đơn vị;

    - Lan truyền cho từ 21 - 100 người;

    - Lan truyền cho người dưới 18 tuổi;

    - Phạm tội qua việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    Khung 03

    Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    - Dữ liệu có dung lượng từ 10 GB trở lên;

    - Số lượng ảnh từ 500 trở lên;

    - Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

    - Lan truyền từ 101 người trở lên.

     

    Xem thêm: Thủ Tục Gặp Người Chấp Hành Án Phạt Tù

    Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung đối với người phạm tội là bị phạt tiền từ 05 - 30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

    Hệ lụy của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

    Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội, bao gồm:

    a/Về mặt đạo đức:

    - Gây ra sự tha hóa giá trị đạo đức và lối sống, đặc biệt là đối với giới trẻ;

    - Phá tan ranh giới giữa đúng và sai, ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức xã hội;

    - Khuyến khích lối sống buông thả, ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, lành mạnh của cộng đồng.

     b/Về mặt tâm lý:

    - Gây rối loạn tâm lý, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên;

    - Dẫn đến các hành vi lệch lạc về tình dục, bạo lực;

    - Gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.

    c/Về mặt pháp luật:

    - Vi phạm về văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc;

    - Ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội và quốc gia;

    - Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    d/Về mặt kinh tế:

    - Lãng phí thời gian, tiền của vào những hoạt động tiêu cực;

    - Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là văn hóa du lịch.

    e/Về mặt giáo dục:

    - Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là học sinh, sinh viên;

    - Cản trở sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ;

    - Gây khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

     

    Qua những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ các hành vi và hệ lụy nghiêm trọng của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Các luật sư tư vấn Hình sự của Công ty Luật TNHH VIVA  sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc qua hotline: 096 267 4244.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Liên hệ qua Hotline: 

    093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

    096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

    Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

    Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

    Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

    Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

     

    >> Xem thêm:

    - Văn phòng luật sư Thành phố Hồ Chí Minh

    - Văn phòng luật sư Đồng Nai

    - Văn phòng luật sư Long An

    Zalo
    Hotline