10.797222346,106.677222250

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá khi người bán tăng giá

07/12/2022 - 11:12:46 AM | 1731

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động mua bán hàng hóa và giao kết hợp đồng diễn ra rất phổ biến. Song song với đó là các hành vi vi phạm hợp đồng cũng xảy ra khá thường xuyên do một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Hãy cùng Luật sư tư vấn Dân sự tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá khi người bán tăng giá và cách giải quyết chúng.

Tình huống: Tháng 6 năm 2022 tôi có ký hợp đồng mua 3 tấn hạt cafe của ông A để làm nguyên liệu sản xuất. Theo hợp đồng 1kg hạt cafe sẽ có giá 200,000 đồng và ông A sẽ giao hàng cho tôi sau 1 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Tuy nhiên đến khi giao hàng tại kho, ông A đột ngột tăng thêm 100,000 đồng cho mỗi kg hạt cafe với lý do mất mùa. Tôi không đồng ý nên đã không nhận hàng và muốn hủy bỏ hợp đồng. Vậy tôi có thể khởi kiện ông A để đòi bồi thường không? Mong luật sư tư vấn.

1. Hủy bỏ hợp đồng trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo khoản 4 Điều 312 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì ngoại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294 của Luật này, thì chế tài hủy bỏ hợp đồng sẽ được áp dụng trong các trường hợp: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Đối với trường hợp của bạn, ông A đã đột ngột tăng giá hàng hóa dẫn đến làm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu bạn và ông A không thỏa thuận trước đây là một trong những căn cứ để hủy bỏ hợp đồng thì bạn vẫn có thể hủy hợp đồng với ông A vì đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bạn chỉ cần chứng minh sự vi phạm của ông A gây thiệt hại cho bạn đến mức làm cho bạn không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Theo đó, khoản 1 Điều 314 Luật này quy định sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong trường hợp hủy hợp đồng, bạn sẽ không phải hạt cafe của ông A với giá cao hơn giá thỏa thuận ban đầu.

Xem thêm: Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, mặt bằng kinh doanh?

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, tại khoản 3 Điều 314 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định khi hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật. Theo Điều 303 Luật này, để yêu cầu bồi thường thiệt hại, bạn cần chứng minh các yếu tố sau:

- Ông A có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng của ông A là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Đồng thời theo khoản 2 Điều 314 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì các bên còn có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Thông qua những phân tích trên, khi tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, bạn có thể tiến hành khởi kiện ông A tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Căn cứ theo Điều 189 và Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quá trình khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ trải qua những thủ tục sau:

Thứ nhất, nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ này bao gồm:

+ Đơn khởi kiện theo mẫu của Tòa án; 

+ Giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu/Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị;

+ Các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thứ hai, Tòa án nhận và xử lý hồ sơ khởi kiện. Sau khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán phụ trách xem xét đơn khởi kiện tiến hành ra một trong những quyết định:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;

+ Trả lại đơn khởi kiện. 

Trên đây là những quy định pháp luật và phân tích của chúng tôi về hướng xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn dân sự và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!



 

Bài viết mới nhất

Khi có tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do người bán đột nhiên tăng giá thì phải làm như thế nào. Công ty Luật TNHH Viva sẽ hỗ trợ bạn tư vấn giải quyết vấn đề trên một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244