10.797222346,106.677222250

Tư vấn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu

21/02/2023 - 03:02:49 PM | 665

Nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ nhãn hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của mỗi tổ chức, cá nhân khác nhau cũng như khẳng định vị thế sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Tuy nhiên, khi chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu vẫn còn các thắc mắc như: Có cần phải tra cứu nhãn hiệu trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu không, cách làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào,...Hãy cùng Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Viva giải đáp thắc mắc về các vấn đề này:

1. Vấn đề tra cứu nhãn hiệu trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng đó là việc làm cần thiết bởi lẽ việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định nhãn hiệu chủ sở hữu dự định đăng ký có trùng hoặc tương đồng dẫn đến dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không. Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không. Ngoài ra, tiết kiệm thời gian, chi phí cho chủ sở hữu.

Chúng ta có thể tra cứu nhãn hiệu được thực hiện thông qua hai hình thức:

- Chủ sở hữu hoặc người đại diện của chủ sở hữu thực hiện việc tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ qua website: https://ipvietnam.gov.vn/nhan-hieu

- Chủ sở hữu hoặc đại diện của chủ sở hữu thực hiện việc tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ thông qua chuyên viên.

Việc tra cứu sơ bộ thường chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác khoảng 70%. Vì thế, để đảm bảo tính chính xác cao hơn thì chủ sở hữu nên sử dụng hình thức tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.

Chi phí tra cứu nhãn hiệu đối với hình thức chủ sở hữu tra cứu thông qua việc tra cứu sơ bộ thì sẽ không mất phí. Trường hợp chủ sở hữu tiến hành tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ thông qua chuyên viên thì chủ sở hữu phải trả chi phí dịch vụ tra cứu. Chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng, nhóm sản phẩm/dịch vụ, nhãn hiệu cần tra cứu.

Thời gian tra cứu nhãn hiệu thông qua hình thức tra cứu chính thức phụ thuộc vào số lượng, nhãn hiệu cần tra cứu và thường sẽ dao động từ 4-6 ngày làm việc.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình

2. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ được quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”. Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu như chủ sở hữu gia hạn đúng hạn và đúng quy định. Trong vòng 6 tháng, trước ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sở hữu phải nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định của Cục sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

3. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại các địa chỉ sau:

- Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội:

- Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

- Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp/từ chối giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định, vì vậy chủ sở hữu cần theo dõi khả năng đăng ký nhãn hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.

Trong quá trình thẩm định, nếu hồ sơ đăng ký của chủ sở hữu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu sẽ nộp thêm một khoản phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thì chủ sở hữu có thể khiếu nại.

Trên đây là tư vấn về vấn đề tư vấn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu từ Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH Viva chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề trên hoặc Quý khách có nhu cầu hỗ trợ pháp lý thì để được tư vấn cụ thể và rõ ràng, Quý khách hãy liên hệ đến các địa chỉ sau đây:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực của văn bằng bảo hộ khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu? Các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Viva giải đáp thắc mắc về các vấn đề về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244