Hoạt động kinh doanh trên mặt bằng thuê diễn ra ngày càng phổ biến do đảm bảo được các điều kiện về tài chính và vị trí địa lý thuận lợi cho bên thuê. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có liên quan đến việc thuê mặt bằng kinh doanh. Trong trường hợp các bên có liên quan xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng thì nên xử lý như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật? Bài viết này của Luật sư tư vấn dân sự sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý cơ bản về vấn đề trên.
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh được xem là một dạng của hợp đồng thuê tài sản theo Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó, bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho bên thuê, ngược lại là bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên thuê là các nghĩa vụ hết sử cơ bản của một hợp đồng thuê tài sản.
Trên thực tế, trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh các bên thường quy định các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Đối với bên cho thuê:
Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê đúng hạn, sử dụng mặt bằng thuê đúng với mục đích, yêu cầu bên thuê tuân thủ các quy định của pháp luật trong thời gian thuê, nhận lại mặt bằng theo hiện trạng ban đầu khi hợp đồng thuê kết thúc. Trong một số trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng, bên cho thuê cũng có thể quy định về quyền thu hồi mặt bằng thuê trước hạn,...
Bên cạnh đó, bên cho thuê có nghĩa vụ hỗ trợ bên thuê các thủ tục pháp lý liên quan, bàn giao mặt bằng thuê theo đúng các cam kết về chất lượng, chịu những trách nhiệm và đảm bảo hỗ trợ những điều cần thiết trong thời gian thuê,...
- Đối với bên thuê:
Bên thuê có quyền nhận đầy đủ diện tích và hiện trạng theo như thỏa thuận trong hợp đồng từ bên cho thuê, được sử dụng ổn định, trọn vẹn mặt bằng thuê mà không có tranh chấp từ bên thứ ba, được yêu cầu bên cho thuê thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật,...
Bên cạnh đó, bên thuê có nghĩa vụ sử dụng mặt bằng thuê đúng với mục đích, tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và tuân thủ pháp luật trong suốt thời gian thuê, tự sửa chữa những hư hại phát sinh trong quá trình thuê, thanh toán đầy đủ các chi phí điện, nước và chi phí khác (nếu có), tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình,...
Quyền và nghĩa vụ của các bên thường được quy định rõ trong hợp đồng, tuy nhiên trên thực tế vấn xảy ra những tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng xuất phát từ việc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng như trên.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà
2. Một số nguyên nhân tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng
Hiện nay, các hợp đồng thuê mặt bằng đều được lập thành văn bản để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên cũng không thể tránh khỏi những tranh chấp, một số lý do dẫn đến tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng có thể kể đến:
+ Một trong các bên hoặc cả hai bên đã không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc quyền lợi được quy định trong hợp đồng. Đây là nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến các tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng như không thanh toán đúng hạn….;
+ Tranh chấp phát sinh do các điều khoản trong hợp đồng không cụ thể, dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi khi thực hiện;
+ Một trong các bên hoặc cả hai bên bị ảnh hưởng của biến động kinh tế, giá cả thị trường thay đổi dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
+ Thiên tai, dịch bệnh,…là những trường hợp bất khả kháng mà các bên có thể không lường trước được. Điều này dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện cùng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tốt nhất
3. Tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Đối với các tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng, các bên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp theo các phương thức sau:
- Thương lượng: Các bên trong tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng nên ưu tiên lựa chọn phương thức này trước tiên, trong trường hợp các bên có thể tiến hành thương lượng để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian của đôi bên.
- Hòa giải: Cũng tương tự như thương lượng, khi các bên trong tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng tiến hành hòa giải cũng tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc hòa giải cần tới sự hỗ trợ của hòa giải viên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ác bên không tuân theo quyết định của hòa giải viên thì lúc này sẽ đưa ra Tòa án để giải quyết.
- Tố tụng tại Tòa án: Đây là phương thức khắc phục được nhược điểm của các phương thức trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để tiến hành tố tụng tại Tòa án căn cứ vào khoản 4,5 Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự như sau: Đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện (CMND/CCCD), bản sao hợp đồng thuê (có công chứng, chứng thực), các tài liệu chứng cứ có liên quan.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tiến hành khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng, các bên sẽ tiến hành các bước tố tụng tiếp theo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là bài viết về tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!