10.797222346,106.677222250

Vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong kinh doanh thương mại

02/11/2022 - 09:11:58 AM | 1540

Hợp đồng luôn tồn tại rủi ro, vì vậy, bên cạnh việc chú ý đến nội dung và hình thức thì khi tham gia hợp đồng các bên cần chú ý đến các hành vi phạm nghĩa vụ thanh toán và hướng giải quyết trong tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Hãy cùng Luật sư tư vấn Doanh nghiệp của chúng tôi giải quyết tình huống dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tình huống: Tôi là A đại diện pháp luật của công ty B. Đầu năm nay, công ty tôi có ký hợp đồng với đại lý C về việc công ty tôi sẽ cung cấp vật liệu xây dựng cho đại lý C. Theo hợp đồng, ngay sau khi đại lý C nhận được hàng do công ty tôi cung cấp thì họ phải thực hiện việc thanh toán trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên, ngày thứ 7 đại lý C vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của mình. Bây giờ tôi phải làm như thế nào?

1. Quy định pháp luật về vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Từ đó có thể thấy, điều kiện áp dụng phạt vi phạm là: hợp đồng phải có hiệu lực, có hành vi vi phạm hợp đồng, có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm. Bên cạnh đó theo khoản 15 Điều 3 Luật này cũng quy định về hành vi vi phạm hợp đồng là việc một bên “không thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng nghĩa vụ” theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

Mặt khác, nếu một trong các bên chậm thực hiện thanh toán thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm trả lãi do chậm thanh toán theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Xem thêm: Cách thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp

2. Giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Theo như thông tin bạn cung cấp thì đại lý C đã chậm thanh toán tiền hàng cho công ty bạn đây được xem như một hành vi không thực hiện hợp đồng. Do đó, theo như những phân tích tại mục 1 thì công ty bạn có quyền yêu cầu đại lý C thanh toán lãi suất chậm trả.

Bên cạnh đó, trong trường hợp công ty bạn và đại lý C có thỏa thuận về việc phạt vi phạm thì công ty bạn có quyền yêu cầu đại lý C trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Mức phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định:

“1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Theo đó, nếu hành vi chậm thanh toán tiền hàng của đại lý C gây ra thiệt hại thực tế cho công ty bạn thì theo quy định công ty bạn có quyền yêu cầu đại lý C bồi thường thiệt hại cho tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp công ty bạn đáng lẽ được hưởng nếu đại lý C thanh toán tiền hàng đúng hạn.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn doanh nghiệp

3. Phương thức giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán 

Một số phương thức giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán phổ biến, cụ thể:

- Thương lượng: Đây là phương thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích sử dụng đầu tiên trong đa số các tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Theo đó, các bên tham gia trong tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán hóa tự thương lượng để đưa ra phương thức xử lý mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ 3. Vì vậy, phương thức này sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí;

- Hòa giải: Đây là một quá trình giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận. Hòa giải viên là người ở giữa đưa ra các đề nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giải quyết tranh chấp;

- Trọng tài thương mại: Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Bên cạnh đó, đây cũng là phương thức giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhanh chóng, thủ tục linh hoạt, giải quyết không công khai;

- Tòa án: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử  của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người trong xã hội. Do đó, khi có tranh chấp hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nếu các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng trọng tài thương mại thì một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ thanh toán thông dụng và được nhiều Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn.

Trên đây là những phân tích và tư vấn của chúng tôi về vấn đề vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong kinh doanh thương mại. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty của chúng tôi, Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA qua các phương thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

Bài viết mới nhất

Trong kinh doanh thương mại, việc phát sinh tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán là khó tránh khỏi. Công ty Luật TNHH VIVA cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán

vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244