Câu hỏi: Gia đình tôi được Nhà nước giao cho 1ha đất nông nghiệp để trồng lúa. Vì không có nhà để ở nên gia đình tôi muốn sử dụng một phần đất được giao để xây nhà. Không nắm rõ về vấn đề này nên bố tôi có hỏi một người quen biết làm việc ở UBND xã và được biết là không được. Họ hàng trong nhà thì bảo là không sao, vì đất được Nhà nước giao cho mình rồi, việc xây nhà cũng không tốn nhiều diện tích. Nay tôi muốn nhờ phía Công ty giải đáp giùm tôi rằng xây nhà trên đất nông nghiệp được không? Xin chân thành cảm ơn.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Đất đai 2013, gia đình bạn là người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013:
“1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”
Như vậy, đất nông nghiệp không có mục đích để ở nên người sử dụng đất không được xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.
2. Làm sao để xây nhà trên đất nông nghiệp?
Như đã giải đáp ở trên thì người sử dụng đất không được xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Trường hợp người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà để ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (hay thực tế còn gọi là đất thổ cư) theo điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013.
Theo đó, người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nơi có đất) để được giải quyết.
3. Phạt vi phạm hành chính nếu xây nhà trên đất nông nghiệp
Theo điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo đó, quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đề cập rõ hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt.
“Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
…
3.Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này…”
Tùy vào diện tích mà gia đình bạn vi phạm mà mức phạt có thể dao động từ 3.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, công ty xin đưa ra lời tư vấn như trên đối với câu hỏi của bạn. Vì pháp luật không cho phép xây nhà trên đất nông nghiệp nên phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất để có thể xây nhà ở. Quá trình này phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục phức tạp. Để biết thêm chi tiết về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hoặc còn những thắc mắc chưa rõ, vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!
Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:
Liên hệ qua Hotline:
094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;
- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office
Liên hệ qua Email:
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!
>> Xem thêm:
- Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương