10.797222346,106.677222250

Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả

25/07/2023 - 03:07:38 PM | 603

Hiện nay tình trạng nhiều tác phẩm bị sao chép không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là rất phổ biến. Pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những biện pháp bảo vệ quyền tác giả, nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Để có thể nắm rõ được các quy định về bảo vệ quyền tác giả, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các biện pháp bảo vệ quyền tác giả.

1. Vì sao cần bảo vệ quyền tác giả?

Dù khi quyền tác giả được xác lập, được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền nhưng các hành vi xâm phạm trái phép tác phẩm như: Sao chép, ăn trộm, xuyên tạc, đạo văn, lạm dụng tác phẩm đó… đang diễn ra ngày càng phổ biến, gây tổn hại tới quyền và lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Nhà nước đã có những cơ chế bảo hộ, các biện pháp để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như đảm bảo sự can thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước.

Như vậy ta có thể thấy rằng quyền tác giả có ý nghĩa cực kỳ lớn nên việc bảo vệ quyền tác giả là cực kỳ cần thiết để tránh các tranh chấp về quyền tác giả.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ

2. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả

Việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, nếu có hành vi xâm phạm bản quyền thì tác giả và các chủ thể khác của quyền tác giả có quyền tự bảo vệ tác phẩm của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 có thể chia thành 4 biện pháp sau:

2.1. Biện pháp chủ sở hữu tự bảo vệ quyền tác giả

Căn cứ Điều 12 Bộ luật dân sự năm 2015 và tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là:

  • Ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai;
  • Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2. Biện pháp hành chính bảo vệ quyền tác giả 

Theo Chương XVIII Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm quyền tác giả mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

2.3. Biện pháp dân sự bảo vệ quyền tác giả

Thông qua toà án, chủ thể có quyền có thể yêu cầu Tòa án áp dụng những biện pháp dân sự sau đối với người vi phạm. Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

+ Buộc bồi thường thiệt hại.

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng

2.4 Biện pháp hình sự bảo vệ quyền tác giả

Chủ thể quyền tác giả có thể thực hiện quyền của người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Căn cứ theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam hành vi thu lợi bất chính hoặc gây ra thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Quá trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

3. Xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả

  • Xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc bồi thường thiệt hại…
  • Xử lý bằng biện pháp hành chính theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.
  • Xử lý bằng biện pháp bằng biện pháp hình sự: Khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh các biện pháp bảo vệ quyền tác giả. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

 

Bài viết mới nhất

Hiện nay tình trạng nhiều tác phẩm bị sao chép không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là rất phổ biến. Pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những biện pháp bảo vệ quyền tác giả, nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Để có thể nắm rõ được các quy định về bảo vệ quyền tác giả, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các biện pháp bảo vệ quyền tác giả.

Quyền tác giả

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244