10.797222346,106.677222250

Các tranh chấp lao động bắt buộc thủ tục hòa giải

13/10/2023 - 04:10:01 PM | 67

Tranh chấp lao động là vấn đề xảy ra thường xuyên tại các doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, pháp luật Việt Nam đã quy định một hệ thống phương pháp giải quyết tranh chấp lao động, trong đó hòa giải là một phương thức quan trọng. Thông qua tình huống dưới đây, Luật sư tư vấn lao động của Công ty Luật TNHH Viva muốn tư vấn cho Quý khách hàng chủ đề Các tranh chấp lao động bắt buộc phải hòa giải.

Tình huống: Ngày 25/09/2021, tôi và công ty X có ký hợp đồng lao động với thời hạn là 36 tháng. Nhưng đến ngày 01/09/2023, tôi nhận được quyết định cho thôi việc của Ban Lãnh đạo công ty mà không nêu lý do đuổi việc. Luật sư cho tôi hỏi: Công ty có vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không? Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi có thể yêu cầu Tòa án giải quyết được không? Tôi xin cảm ơn!

1. Tranh chấp lao động nào bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động”. Tranh chấp lao động cũng được chia thành hai loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân.

Đối với các tranh chấp lao động tập thể, các tranh chấp về quyền phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án hoặc các tranh chấp về lợi ích phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi tiến hành đình công.

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, những tranh chấp sau không bắt buộc phải hòa giải:

- Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Phát sinh giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Phát sinh giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trong trường hợp của khách hàng trong tình huống trên, theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 thì hành vi này có dấu hiệu bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Ngoài ra, tranh chấp lao động này hành vi, khách hàng không cần thông qua thủ tục hòa giải mà có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.

Như vậy, trước khi khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây nêu trên không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Xem thêm: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải hòa giải không?

2. Quy trình hòa giải tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể đều cần phải thực hiện theo quy trình sau đây:

Bước 1: Bên có yêu cầu nộp đơn tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp quận, huyện nơi công ty có trụ sở để được tiếp nhận, giải quyết.

Bước 2: Hòa giải viên tiến hành tổ chức phiên hòa giải có mặt hai bên tranh chấp. Giai đoạn này các bên có thể thực hiện ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải. Tại phiên họp sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp 2: Các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Nếu phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Bước 3: Kết thúc hòa giải. Hòa giải viên phải kết thúc việc hòa giải trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Xem thêm: Nên làm gì nếu bị đuổi việc khi chưa hết hợp đồng lao động?

3. Hệ quả pháp lý khi tranh chấp lao động không hoà giải

Hòa giải không chỉ là phương thức để giải quyết tranh chấp lao động mà còn là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp lao động. Việc hòa giải đem lại nhiều lợi ích cho các bên như:

- Giảm được chi phí và thời gian tiến hành thủ tục;

- Tránh được việc khởi kiện nên đảm bảo uy tín của các bên;

- Có cơ hội được tiếp nhận ý kiến, giải pháp của bên còn lại hay bên thứ ba để giải quyết tranh chấp;

….

Trường hợp các tranh chấp lao động bắt buộc phải hòa giải nhưng không thực hiện mà trực tiếp khởi kiện tại Tòa án có thể bị từ chối hồ sơ khởi kiện, hoặc quá trình giải quyết vụ án vi phạm thủ tục tố tụng hoặc hết thời khởi kiện vụ án. Do đó, trước khi khởi kiện tranh chấp lao động cần lưu ý thủ tục này.

Trên đây là nội dung xoay quanh chủ đề các tranh chấp lao động bắt buộc thủ tục hòa giải. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Tranh chấp lao động không bắt buộc hoà giải như: xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải; đơn phương chấm dứt hợp đồng; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng ... Như vậy không phải tranh chấp lao động nào cũng tiến hành hoà giải.

tranh chấp lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244