10.797222346,106.677222250

Hộ gia đình, cá nhân có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp?

11/09/2021 - 11:09:53 PM | 2030

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung là một trong những vấn đề pháp lý được quan tâm trong hoạt động mua bán đất đai. Tuy nhiên, để có thể thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, trước tiên phải xem xét điều kiện chuyển nhượng cũng như các chủ thể hay loại đất được phép chuyển nhượng. Dưới đây là bài viết quý khách hàng có thể tham khảo liên quan đến nội dung hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Câu hỏi của khách hàng: Ông C được Nhà nước giao cho 2ha đất trồng dừa tại Bến Tre. Nay ông C muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2 ha đó cho ông D (hiện là giảng viên đại học sống tại TPHCM). Có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp như trên được không? Mong công ty có thể giải đáp rõ vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.

chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

1. Xác định loại đất thực hiện chuyển nhượng 

Để tiến hành chuyển nhượng đất đai, cụ thể là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trước tiên phải xem xét loại đất mà người sử dụng đất muốn thực hiện chuyển nhượng là gì. Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đối với đất trồng dừa, dựa vào khoản 7 Điều 21 Thông tư 01/2015/TT-BTNMT thì:

"Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Các loại cây lâu năm bao gồm:

- Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v;

- Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến (kể cả chuối);

- Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;

- Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó)."

Theo đó, 2ha đất trồng dừa là loại đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Ngoài ra, theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 thìHạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Như vậy, ông C được Nhà nước giao đất trong hạn mức. Trên cơ sở đó, ông C có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho chủ thể khác.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi mua bán nhà đất

2. Hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Căn cứ Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

+ Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

+ Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

+ Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

+ Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, người sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình) có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 166, Điều 170 và Điều 179 Luật Đất đai 2013. Dựa vào điểm c Khoản 1 Điều 179 thì ông C có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho ông D, cụ thể là 2ha đất trồng dừa.

3. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng hay việc chuyển nhượng đất đai nói chung, căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013, cần phải đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng luật định như sau:

Thứ nhất, có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Thứ hai, đất không có tranh chấp;

Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Thứ tư, trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện này, trong trường hợp nêu trên còn phải có đủ điều kiện về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191). Xét thấy, đây là đất trồng dừa nên theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 ông D được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ ông C.

Từ những sự phân tích nêu trên, Luật sư tư vấn đất đai của công ty xét thấy ông C hoàn toàn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là 2 ha trồng dừa tại Bến Tre cho ông D và ông D cũng đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung, vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư Bình Chánh

- Văn phòng luật sư Long An

- Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Bài viết mới nhất

Để thể thực hiện thủ tục về chuyển nhượng, trước tiên phải xem xét điều kiện chuyển nhượng cũng như các chủ thể hay loại đất được phép chuyển nhượng.

chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244