10.797222346,106.677222250

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

18/10/2022 - 09:10:36 AM | 441

Trong các giao dịch mua bán hàng hóa việc thiết lập hợp đồng là vô cùng quan trọng, đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ mà đôi bên đã thỏa thuận. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng? Hãy cùng Luật sư tư vấn Dân sự của Công ty chúng tôi tìm hiểu thêm các quy định pháp luật về vấn đề này.

Tình huống: Tôi có ký hợp đồng mua bán vải dệt với một doanh nghiệp ở TP.HCM. Tuy nhiên, do lý do khách quan mà tôi không thể tiến hành gửi hàng đúng thời hạn, tôi có gửi thông báo đến công ty kia nhưng không được trả lời. Bây giờ, tôi đã tiếp tục nghĩa vụ giao hàng nhưng công ty TPHCM không chịu nhận hàng vì cho rằng công ty tôi đã vi phạm hợp đồng và họ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho tôi. Vậy tôi phải làm sao?

1. Giải quyết tình huống tranh chấp kinh doanh thương mại đơn phương chấm dứt hợp đồng

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, quy định trong hợp đồng

Thỏa thuận hợp đồng về việc đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng: Pháp luật tôn trọng việc tự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết bởi đây là quyền quan trọng giúp cho các thương nhân bảo vệ quyền lợi của mình trong việc thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, quy định trong pháp luật

Căn cứ vào các quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Bao gồm: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.

Cùng với đó, trách nhiệm của Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng là phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. (Điều 315 Luật Thương mại 2005)

Xem thêm: Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, mặt bằng kinh doanh

2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đơn phương chấm dứt hợp đồng

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Bộ luật Thương mại 2005 quy định bao gồm: thương lượng; hòa giải; giải quyết bằng trọng tài; giải quyết bằng Tòa án.

Đối với phương thức giải quyết bằng thương lượng và hòa giải là 2 phương thức được ưu tiên áp dụng trong các loại tranh chấp, vì dễ dàng thực hiện, bảo vệ được mối quan hệ hữu nghị và tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không mất nhiều thời gian và chi phí của các bên. Tuy nhiên, 2 phương thức này không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nên không đảm bảo việc các bên thực hiện theo đúng thỏa thuận đã lập trước đó.

Đối với phương thức giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án là 2 phương thức có trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; có tính minh bạch, rõ ràng; có hiệu lực thi hành và đảm bảo các bên phải thực hiện theo đúng những phán quyết, quyết định đưa ra. Tuy nhiên, nhược điểm của 2 phương thức này là tốn nhiều thời gian, chi phí trong quá trình giải quyết.

Thông thường, trong tình huống giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nếu 2 bên không thể tiến hành thương lượng và hòa giải hoặc đã thương lượng và hòa giải nhưng không thành công thì sẽ lựa chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án. Đa phần các tranh chấp kinh doanh thương mại không có yếu tố nước ngoài sẽ ưu tiên chọn phương thức giải quyết bằng Tòa án.

Xem thêm: Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

3. Trình tự, thủ tục khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án

Trình tự, thủ tục khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án bao gồm:

Bước 1: Xác định thẩm quyền của Tòa án: Căn cứ vào Điều 30 và Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Bước 2: Lập đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo nộp lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đầy đủ và nhanh nhất. Nếu khách hàng cần biết thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến hồ sơ khởi kiện cho các tranh chấp kinh doanh thương mại thì có thể liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi thông qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

Bài viết mới nhất

Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì giải quyết như thế nào? Công ty Luật TNHH VIVA cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

tranh chấp kinh doanh thương mại

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244