10.797222346,106.677222250

Giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương

05/07/2022 - 10:07:12 AM | 2674

Hiện nay, tình trạng người sử dụng lao động nợ lương, tự ý cắt hoặc giảm tiền lương của người lao động xảy ra ngày một nhiều hơn. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn và bức xúc cho người lao động. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động nên hiểu rõ các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Bài viết dưới đây của Luật sư tư vấn lao động chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều này.

Tình huống: Tôi có ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc cho Công ty cổ phần mía đường H từ ngày 01/02/2021. Thời hạn hợp đồng là 01 năm với mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Vì tình hình tài chính khó khăn nên công ty phải giảm nhân sự. Tháng 10/2021, công ty H đã ban hành quyết định về việc chấm dứt hợp đồng với tôi. Tuy nhiên, công ty nhiều lần hứa hẹn mà không thanh toán đủ tiền lương tháng 9 và 10 cho tôi. Vậy tôi cần phải làm gì để đòi lại tiền lương của mình?

1. Quy định pháp luật đối với tranh chấp về đòi tiền lương

Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả tiền lương cho người lao động. Điều này đã được quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019. Cụ thể, “người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.

Bên cạnh đó, theo Điều 96 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 cũng có quy định cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương không quá 30 ngày nếu có lý do chính đáng và đã tìm mọi biện pháp để khắc phục.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, nguyên nhân chính phát sinh tranh chấp về đòi tiền lương là từ việc vi phạm nghĩa vụ trả tiền của người sử dụng lao động.

Xem thêm: Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?

2. Giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương

Đối với trường hợp của bạn, công ty H đã nhiều lần hứa hẹn nhưng mãi không chịu trả đủ tiền lương cho bạn. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến ban lãnh đạo công ty để yêu cầu giải quyết tiền lương cho mình.

Trường hợp công ty H cố tình không trả lương, để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thì bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật lao động 2019.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 188 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp về đòi tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

+ Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động: Theo Điều 189 Bộ luật lao động 2019, đây là cách được áp dụng trên cơ sở đồng thuận của hai bên.

Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc ra quyết định giải quyết.

+ Khởi kiện tại Tòa án: bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Căn cứ khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương

3. Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương

Luật sư tư vấn lao động của chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Quý khách hàng hãy nhanh chóng liên hệ với Viva Law Firm. Luật sư tư vấn lao động của chúng tôi sẽ tận tình hỗ trợ cho khách hàng thực hiện các công việc sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ vụ việc của khách hàng, xem xét hồ sơ và tư vấn các quy định giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương;

+ Hướng dẫn cách giải quyết đối với tranh chấp về đòi tiền lương một cách tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng;

+ Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ, tài liệu khi tiến hành khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương;

+ Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính và tham gia phiên tòa khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi đối với việc giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Để được giải đáp các thắc mắc về vấn đề này, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức sau:

Liên hệ theo hotline:

096 267 4244 hoặc 093 559 6650 - Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo hoặc Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Bài viết mới nhất

Tranh chấp về đòi tiền lương không còn là tranh chấp xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Người lao động nên hiểu rõ các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp đòi tiền lương để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tranh chấp về đòi tiền lương

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244