10.797222346,106.677222250

Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như thế nào?

10/11/2021 - 11:11:45 PM | 689

Đất đai là một loại tài sản hữu hạn, vì thế mà nhà nước đã có những quy định về hạn mức sử dụng đất để giới hạn số diện tích đất mà cá nhân và tổ chức có thể sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về hạn mức sử dụng đất mà cụ thể hơn là hạn mức giao đất nông nghiệp mà mình được hưởng là bao nhiêu. Vậy nên dưới đây là lời giải đáp từ Văn phòng tư vấn luật đất đai của chúng tôi về vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp. 

Câu hỏi của khách hàng: Gia đình tôi trước đây đã được nhà nước giao 10 hecta đất để trồng xoài. Tuy nhiên vì lý do nâng cao năng suất giảm chi phí nên tôi định xin thêm 10 hecta đất để tiếp tục trồng xoài. Trước đó tôi đã được nhận chuyển nhượng 10 hecta đất trồng chôm chôm từ hàng xóm của tôi. Vậy tôi có được xin giao thêm đất đối với diện tích nêu trên hay không? Việc tôi đã được nhận chuyển nhượng 10 hecta đất trồng chôm chôm có ảnh hưởng đến việc xin giao thêm đất không? Mong luật sư giải đáp. 

1. Hạn mức giao đất nông nghiệp là bao nhiêu? 

Hạn mức giao đất nông nghiệp

Theo Điều 129 Luật đất đai có quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp cụ thể như sau: 

- Đối với hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì: 

+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

- Đối với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân thì không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

- Đối với hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân thì không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất bao gồm:

+ Đất rừng phòng hộ. 

+ Đất rừng sản xuất.

Trả lời trường hợp trên của Khách hàng:

Theo Khoản 4 Điều 129 Luật đất đai thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Theo Khoản 9 Điều 3 Thông tư 35/2015 có quy định thì cây lâu năm là loại cây gieo một lần, sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm. 

Dựa vào đặc tính của cây xoài là loại cây gieo một lần nhưng sinh trưởng và có thể thu hoạch quả trong nhiều năm nên có thể xác định loại đất trồng xoài của gia đình anh chị là đất trồng cây lâu năm. Đây là căn cứ để xác định hạn mức giao đất nông nghiệp mà anh chị có thể được áp dụng. 

Theo quy định trên thì còn cần xác định vị trí của diện tích đất trồng xoài mà gia đình anh chị đang sử dụng và khi xét trong cả hai vị trí thì diện tích đất mà anh chị đang sử dụng vẫn còn trong hạn mức.

Tuy nhiên khi anh chị xin giao thêm đất thì anh chị chỉ được giao thêm tối đa  05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Đối với việc xin 10 héc ta nếu mà anh chị đang ở xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì đã vượt quá hạn mức. Vì vậy anh chị cần xác định rõ vị trí mà gia đình đang sinh sống để việc xin giao đất không vượt quá hạn mức, trong trường hợp vượt quá cần điều chỉnh lại cho thích hợp với quy định. 

Xem thêm: Cách tính giá bồi thường đất nông nghiệp

2. Diện tích đất nhận chuyển nhượng từ người khác có được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp không? 

Theo Khoản 8 Điều 129 Luật đất đai thì diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp.

Căn cứ vào quy định trên thì 10 héc ta đất trồng chôm chôm anh chị nhận chuyển nhượng từ người khác sẽ không được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp. 

Ngoài ra còn một số trường hợp không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp như: 

Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 129 Luật đất đai thì không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

Tuy nhiên cũng cần có một số trường hợp phải tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 129 Luật đất đai như: 

Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân. 

Vì vậy nhằm tiết kiệm thời gian và giải quyết một cách nhanh chóng chính xác thì anh chị nên rà soát lại đất của mình có thuộc những trường hợp tính hoặc không được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp không, từ đó để xác định chính xác diện tích đất mà mình có thể xin giao đất nông nghiệp thêm để phát triển kinh tế cho gia đình.

Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

3. Một số lưu ý đối với tổng hạn mức giao đất nông nghiệp của các loại đất nông nghiệp

Theo Khoản 4 Điều 129 Luật đất đai quy định một số trường hợp về tổng hạn mức giao đất nông nghiệp cụ thể như sau: 

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

Dựa vào quy định trên và kết hợp với một số trường hợp ở mục 2 anh chị có thể rà soát lại các phần đất của gia đình mình để có thể xác định các phần đất của gia đình mình đã đạt hạn mức hay chưa và có thể xin giao thêm đất nông nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. 

Như vậy, trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của anh chị về hạn mức giao đất nông nghiệp. Nếu còn có thắc mắc nào khác, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi. Trân trọng!

Để được hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và các chuyên gia pháp lý từ Công ty Luật của chúng tôi. Quý khách hãy liên hệ chúng tôi qua cách thức sau: 

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Bình Dương

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Long Thành

Bài viết mới nhất

Quy định pháp luật về Hạn mức đất nông nghiệp như thế nào? Có những loại hạn mức đất nông nghiệp gì? Cụ thể hạn mức đối với từng loại là bao nhiêu?

Hạn mức giao đất nông nghiệp

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244