10.797222346,106.677222250

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

23/10/2021 - 03:10:14 AM | 707

Bạo lực gia đình là vấn nạn rất phổ biến và đáng báo động trong  đời sống vợ chồng hiện nay. Vậy hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý như thế nào? Nạn nhân bạo lực gia đình cần làm gì để bảo mình? Tất cả sẽ được Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tư vấn giải đáp thông qua câu hỏi thực tế của khách hàng dưới đây.

Câu hỏi: Do nghi ngờ tôi ngoại tình, chồng tôi thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn và quát mắng, chửi rủa, đánh đập tôi. Tôi đã ôm con về nhà ngoại nhưng anh ta liên tục sang chửi rủa, đập phá đồ đạc của gia đình tôi. Chồng tôi còn đến công ty tôi lăng mạ, sỉ nhục tôi với đồng nghiệp. Nay tôi muốn trình báo anh ta về tội bạo lực gia đình có được không? Hành vi bạo lực gia đình của anh ta sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Các hành vi nào được xem là bạo lực gia đình?

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

(1) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

(2) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm;

(3) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

(4) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau;

(5) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

(6) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

(7) Chiếm đoạt; hủy hoại; đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

(8) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

(9) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Lưu ý: Các hành vi bạo lực gia đình nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên của gia đình vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà sống với nhau như vợ chồng.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, đối chiếu với quy định pháp luật trên, những hành vi sau của chồng bạn được xem là hành vi bạo lực gia đình:

+ Đánh đập, xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của bạn;

+ Đập phá, hủy hoại, làm hư hỏng tài sản riêng của gia đình bên ngoại;

+ Chửi rủa, lăng mạ xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn với gia đình và đồng nghiệp.

2. Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.1 Xử phạt vi phạm hành chính: 

Mức phạt hành chính cho từng hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể với trường hợp bạo lực gia đình của chồng bạn:

+Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. (Điều 49)

+Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. (Điều 51)

2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự: 

Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 BLHS 2015 nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.

+ Tội hành hạ người khác theo Điều 140 BLHS 2015 nếu chồng bạn đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.

+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 BLHS 2015.

2.3 Bồi thường thiệt hại:

Trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 360, 361 BLDS 2015, bạn có thể yêu cầu chồng bạn bồi thường thiệt hại vật chất do đập phá tài sản riêng của gia đình bạn và thiệt hại về tinh thần do bị hành vi bạo lực gia đình xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm gây ra.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

3. Cần làm gì khi bị bạo lực gia đình?

Khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, theo Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

+ Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh.

Như vậy, khi bị bạo lực gia đình, bạn có quyền báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất, UBND xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, hội liên hiệp phụ nữ,...để có thể kịp thời được can thiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư hôn nhân gia đình về vấn nạn bạo lực gia đình trong quan hệ vợ chồng. Vì các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình khá nhạy cảm và phức tạp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư hôn nhân gia đình để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI − TẬN TÂM − TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Bình Dương

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Long Thành

Bài viết mới nhất

Bạo lực gia đình là vấn nạn rất phổ biến và đáng báo động trong đời sống vợ chồng hiện nay. Vậy hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?

bạo lực gia đình

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244