10.797222346,106.677222250

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có bị vô hiệu không?

06/09/2021 - 12:09:35 AM | 2455

Hợp đồng Thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). Vậy, hợp đồng thể chấp quyền sử dụng đất có bị vô hiệu không? Sau đây chúng tôi sẽ đi vào vụ việc cụ thể thông qua câu hỏi của Khách hàng?

Tóm tắt câu hỏi của Khách hàng:

Tôi là Nguyễn Thị Lan H, Sinh năm: 1980, thường trú tại: Xã Nhơn Đức Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Tôi có vấn đề pháp lý cần Luật sư của Công ty Luật Vnlaw Group giải đáp. Tôi có mua một căn nhà và quyền sử dụng đất tại xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Căn nhà và Quyền sử dụng đất đã cập nhật sang tên cho tôi và tôi đã đem thế chấp tài sản trên tại Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Bên chuyển nhượng tài sản cho tôi họ bị người thân kiện và yêu để yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng cho tôi là vô hiệu. Vậy, cho tôi hỏi, nếu Tòa án tuyên hợp đồng mua bán của tôi với người bán là vô hiệu. Vậy hợp đồng thế chấp Tôi có bị vô hiệu không?Luật sư tư vấn:

1/ Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất

Thế chấp Quyền sử dụng đất có bị vô hiệu không?

Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản được quy định tại Điều 317, Bộ Luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

2/ Quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong tình huống trên không bị vô hiệu bởi các căn cứ pháp lý:

Theo quy định tại khoản 2, Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“...2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. …”.

Bên cạnh đó, thế chấp tài sản cũng như quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo đảm, theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 320 của Bộ luật Dân sự quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản là: “Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này...”; Khoản 7, Điều 323 của Bộ luật Dân sự quy định quyền của bên nhận thế chấp: “Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này”. Như vậy, mục đích của thế chấp là người có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp, trong trường hợp nghĩa vụ đó không được bên thế chấp thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp.

Vì vậy, phải xem thế chấp tài sản là một giao dịch chuyển giao tài sản có điều kiện; để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp ngay tình thì phải hiểu quy định “chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác” tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự được áp dụng cả trong trường hợp giao dịch về thế chấp tài sản.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

3/ Kết luận vấn đề Hợp đồng Thế chấp Quyền sử dụng đất trong tình huống

Qua các căn cứ pháp lý và phân trích trên, trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp đó không vô hiệu.

4/ Thông tin liên hệ tư vấn về Hợp đồng Thế chấp Quyền sử dụng đất

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự quan tâm của quý Khách hàng.

Trân trọng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư tỉnh Long An

- Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

- Văn phòng luật sư huyện Bình Chánh

Bài viết mới nhất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có thể vô hiệu trong những trường hợp như nội dung và mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244