10.797222346,106.677222250

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ

22/12/2022 - 04:12:27 PM | 839

Giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ là loại tranh chấp phức tạp. Nhiều người vì tin tưởng đã cho người khác mượn nhà dẫn đến có nguy cơ mất trắng nhà của mình. Hơn nữa, thực tế vì nể tình cảm thân thiết nên mới cho mượn, khi tranh chấp đòi nhà cho ở nhà xảy ra lại khó giải quyết vì liên quan đến giá trị tài sản lớn, thủ tục phức tạp. Vậy giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ như thế nào? Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi khách hàng: Năm 2015 em trai tôi cưới vợ chưa có nhà, nên tôi có cho vợ chồng em trai tôi ở nhờ ngôi nhà của tôi ở Quận 12. Do anh em nên tôi không làm giấy tờ, hợp đồng cho mượn, ở nhờ nhà gì cả. Đến nay, do tình hình kinh tế khó khăn tôi muốn lấy lại nhà để bán lấy tiền làm ăn kinh doanh thì em trai tôi hẹn nhiều lần dọn đi và trả nhà nhưng đến nay em trai tôi vẫn ở đó và không chịu trả. Nay tôi lại liên hệ em trai tôi để yêu cầu em trai tôi trả lại nhà thì em trai tôi bảo nhà này tôi đã để em trai ở, nên giờ không thể chuyển đi được và cũng không có ý định trả. Vậy giờ tôi phải làm gì để lấy lại nhà của tôi, mong luật sư tư vấn cho tôi.

Đối với câu hỏi của Quý khách hàng Luật sư tư vấn đất đai Công ty Luật TNHH Viva xin đưa ra câu trả lời dưới đây:

1. Đặc điểm của việc tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ

- Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 thì mượn nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn nhất định. Việc mượn nhà này không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của bên mượn. Bên mượn phải trả lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

- Các thỏa thuận nhà cho ở, cho mượn được thỏa thuận miệng hoặc lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận nhà cho mượn, cho ở nhờ không bắt buộc phải công chứng chứng thực.

- Vì tính chất cho mượn và không phải trả tiền nên thỏa thuận này thường diễn ra giữa những người có quan hệ quen biết nhau. Việc cho mượn nhà, cho ở nhờ dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính. Nên dễ xảy ra tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ 

- Thời gian cho ở nhờ, cho mượn đất thường không kéo dài, chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên. Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn thường phát sinh khi hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ.

Xem thêm: Hướng dẫn mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

2. Giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ bằng việc thông báo yêu cầu trả lại nhà ở.

Theo quy định tại Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:

“1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”

Như vậy, để giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ , chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,...

Thậm chí, chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,...

Nếu cách này không hiệu quả, người ở nhờ vẫn cương quyết từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ.

Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

3. Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ tại Toà án

Để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ thì Quý khách hàng cần thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),...

- Bản sao giấy tờ tùy thân - Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.

- Một số giấy tờ pháp lý khác có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý

Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Bước 5: Xét xử sơ thẩm

Bước 6: Thi hành án

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Như vậy, trên đây là tư vấn của Luật sư tư vấn đất đai về vấn đề giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ tới Công ty Luật TNHH Viva chúng tôi qua: 

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

 

Bài viết mới nhất

Một khi cho người thân quen mà mình tin tưởng ở nhờ quá lâu làm cho nhiều người lầm tưởng và mong muốn chiếm đoạt tài sản của mình. Vậy làm thế nào để giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ theo đúng quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH Viva cung cấp cho bạn một vài thông tin bổ ích giúp cho bạn có thêm kiến thức trang bị cho mình giải quyết vấn đề trên.

tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244