10.797222346,106.677222250

Kinh nghiệm tạo lợi thế trong tranh chấp quyền nuôi con

21/10/2021 - 12:10:45 AM | 1317

Bên cạnh tranh chấp tài sản sau ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con là vấn đề được các cặp vợ chồng quan tâm hàng đầu bởi ai cũng muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con. Vậy làm thế nào để cha/mẹ tạo lợi thế cho mình khi tranh chấp giành quyền nuôi con? Luật sư hôn nhân gia đình sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc xoay quanh nội dung tranh chấp giành quyền nuôi con trong bài viết dưới đây. 

Câu hỏi: Do mâu thuẫn vợ chồng không thể giải quyết, vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Giữa chúng tôi có 2 đứa con, cháu 6 tuổi theo mẹ và cháu được 8 tuổi theo cha. Chồng tôi làm công trình nên thường không có mặt ở nhà để chăm sóc con mà giao cho ông bà nội giữ cháu. Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn tranh chấp quyền nuôi con với chồng tôi để nuôi cả 2 cháu và yêu cầu chồng tôi cấp dưỡng nuôi con có được không? Tôi cần làm những gì để có lợi thế hơn khi ra Tòa tranh chấp quyền nuôi con? 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của chúng tôi, về câu hỏi của bạn, Luật sư đưa ra các ý kiến tư vấn sau:

1. Cha/mẹ cần chứng minh điều kiện gì để tạo lợi thế khi tranh chấp quyền nuôi con?

tranh chấp quyền nuôi con

Khi tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án, bạn phải chứng minh mình có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo sự phát triển mọi mặt của con.

Điều kiện vật chất: Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện kinh tế thông qua công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.

Điều kiện tinh thần: Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình, tiếp xúc với các tệ nạn xã hội,…Có thời gian chăm sóc con, đảm bảo môi trường sống, học tập, vui chơi phát triển nhân cách bình thường cho con.

Như vậy, để tạo lợi thế cho mình khi tranh chấp quyền nuôi con, bạn cần chuẩn bị các căn cứ chứng minh sau:

− Hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm,…để chứng minh thu nhập ổn định, đảm bảo năng lực tài chính để nuôi con; chứng minh bản thân có đủ thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con, cũng như vui chơi, giải trí cùng con sau giờ làm việc.

− Giấy tờ nhà đất, sổ hộ khẩu, tạm trú,…để chứng minh bản thân có chỗ ở ổn định, hợp pháp sau ly hôn, đảm bảo môi trường học tập, vui chơi cho con.

− Các minh chứng chứng minh công việc của chồng bạn thường xuyên vắng nhà, thường xuyên nhậu nhẹt do tính chất công việc, không trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng con; chứng minh việc giao con cho ông bà nội chăm sóc là không đủ điều kiện phát triển toàn diện của con.

Lưu ý: Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định khi tranh chấp quyền nuôi con cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con. 

Nếu cháu bé 8 tuổi có nguyện vọng sống với bạn, đó sẽ là một lợi thế mạnh để bạn tranh chấp quyền nuôi con với chồng.

2. Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần chứng minh để giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật sư hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án như sau:

Thành phần hồ sơ:

1. Đơn khởi kiện (Mẫu tham khảo);

2. Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án;

3. Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD (bản sao chứng thực);

4. Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

5. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015, bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con đến TAND huyện nơi chồng bạn sinh sống hoặc TAND huyện nơi bạn sinh sống nếu hai bạn có thỏa thuận với nhau.

3. Sau tranh chấp quyền nuôi con, đối phương có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Khoản 1 Điều 74 Luật HNGĐ 2014, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Do đó, sau tranh chấp quyền nuôi hậu ly hôn, dù trực tiếp hay không trực tiếp nuôi dưỡng con, hai bạn vẫn có trách nhiệm bình đẳng như nhau với con cái, thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ sau:

3.1 Quyền thăm nom: 

Khoản 3 Điều 82 Luật HNGĐ 2014 quy định sau khi tranh chấp quyền nuôi con, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của đối phương với con chưa thành niên trong nếu thuộc trường hợp liệt kê tại Điều 85 Luật HNGĐ 2014, bao gồm:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng: 

Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ 2014. Mức cấp dưỡng quy định tại Điều 116 Luật HNGĐ 2014 là do các bên thỏa thuận với nhau căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế và nhu cầu cấp dưỡng thiết yếu.

Như vậy, sau khi tranh chấp quyền nuôi con thành công, bạn có quyền yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng cho 2 con với mức cấp dưỡng phù hợp, nếu không thể thỏa thuận mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư hôn nhân gia đình xoay quanh vấn đề tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Vì các thủ tục tranh chấp quyền nuôi con khá phức tạp, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư hôn nhân gia đình để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Nhà Bè HCM

Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Khi tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án, bạn phải chứng minh mình có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo sự phát triển mọi mặt của con.

tranh chấp quyền nuôi con

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244