10.797222346,106.677222250

Những lưu ý trong đơn khởi kiện đòi nợ

02/11/2023 - 10:11:36 AM | 39

Đơn khởi kiện đòi nợ là văn bản khi thực hiện thu hồi công nợ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thông qua phương pháp khởi kiện tại Tòa án. Để soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ, cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung lẫn hình thức. Thông qua bài viết dưới đây, Luật sư tư vấn dân sự của Công ty Luật TNHH VIVA đưa ra những lưu ý quan trọng trong đơn khởi kiện đòi nợ.

1.  Khái quát về đơn khởi kiện đòi nợ

Đơn khởi kiện đòi nợ có thể hiểu là văn bản giúp cho cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm về quyền và lợi ích, thực hiện gửi lên Tòa án yêu cầu giải quyết các tranh chấp về việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Trong đơn khởi kiện đòi nợ, người có yêu cầu được xem là nguyên đơn, người có nghĩa vụ trả nợ bị khởi kiện được xem là bị đơn.

Các trường hợp có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ nộp tại Toà án như:

- Đến hạn trả tiền/ thanh toán trong hợp đồng nhưng không trả;

- Người vay vi phạm nghĩa vụ trả lãi;

- Vi phạm các thỏa thuận khác trong hợp đồng…

Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

2. Những lưu ý trong đơn khởi kiện đòi nợ

Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì đơn khởi kiện đòi nợ phải có ít nhất những nội dung chính sau:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trên cơ sở đó, khi trình bày nội dung đơn khởi kiện đòi nợ, cần làm rõ các vấn đề sau:

+ Các căn cứ khởi kiện như: Vi phạm về thời hạn trả nợ, thanh toán chi phí, nghĩa vụ về lãi…theo Hợp đồng vay tiền/ Giấy vay tiền/ Hợp đồng mua bán hàng hoá/ Hợp đồng thi công…

+ Nêu yêu cầu cần Tòa án giải quyết: thông thường khi trình bày đơn, người khởi kiện thường viết chung chung như buộc bị đơn thực hiện phải trả nợ, yêu cầu này gây bất lợi cho nguyên đơn. Nguyên đơn nên đề cập chi tiết số tiền phải trả cũng như tiền lãi suất như thế nào.

Xem thêm: Tư vấn thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá

3. Quy trình khởi kiện đòi nợ tại Tòa án

Thực hiện khởi kiện để thu hồi nợ tại cơ quan Tòa án thông thường có các bước sau:

- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

+ Đơn khởi kiện được soạn đáp ứng các yêu cầu như trên;

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của nguyên đơn và bị đơn (nếu có): căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu…;

+ Tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện: hợp đồng vay chứng minh việc vay nợ của bị đơn, các thông tin chuyển khoản…;

+ Thông tin các tài sản của bị đơn để Tòa án có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đề phòng trường hợp bị đơn tẩu tán tài sản trốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Nộp hồ sơ:

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi nợ sẽ nộp đơn khởi kiện đòi nợ tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú (nếu các bên không có thoả thuận khác về Toà án giải quyết tranh chấp).

- Thủ tục tiền tố tụng:

Sau khi xem xét hồ sơ khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Sau khi thụ lý vụ án, đương sự sẽ phải tham gia các buổi làm việc, hòa giải, giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ trước khi đưa ra xét xử.

- Xét xử tại Tòa án:

Trong giai đoạn này, luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn sẽ tham gia tranh tụng tại Tòa, đưa ra các bằng chứng và lập luận để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của khách hàng.

Trong trường hợp, bản án đã được ban hành, yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng bị đơn vẫn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ. Luật sư sẽ thay mặt khách hàng làm các thủ tục yêu cầu thi hành án.

Trên đây là bài viết về những lưu ý trong đơn khởi kiện đòi nợ. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Đơn khởi kiện đòi nợ là văn bản khi thực hiện thu hồi công nợ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thông qua phương pháp khởi kiện tại Tòa án. Trong đơn khởi kiện đòi nợ, người có yêu cầu được xem là nguyên đơn, người có nghĩa vụ trả nợ bị khởi kiện được xem là bị đơn. Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về hình thức và nội dung đơn khởi kiện.

đơn khởi kiện đòi nợ

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244