10.797222346,106.677222250

Quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

29/12/2022 - 04:12:17 PM | 676

Doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề nhất định, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện do nhà nước quy định để có thể kinh doanh hợp pháp. Hãy cùng Luật sư tư vấn doanh nghiệp tìm hiểu về vấn đề đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện thông qua bài viết dưới đây.

1. Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện phổ biến ở nước ta có thể kể đến như: kinh doanh dịch vụ karaoke, kinh doanh bảo hiểm, xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh dịch vụ lưu trú, sản xuất mỹ phẩm,…

Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật mới nhất 2022

2. Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Tuỳ ngành, nghề mà điều kiện đăng ký kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tiễn, để có thể hoạt động những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, trước hết doanh nghiệp cần đảm bảo ngành nghề kinh doanh đó đã được đăng ký trong hồ sơ doanh nghiệp. 

Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó vào thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thành lập mới. Chỉ sau khi đăng ký thành công, doanh nghiệp mới có thể thực hiện các thủ tục để hoạt động, kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó.

Ngoài ra, một số điều kiện thông thường khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện có thể gặp phải như:

- Điều kiện về giấy phép kinh doanh: đây là giấy phép mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh để tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực. Chỉ khi được cấp giấy phép kinh doanh thì các cá nhân, tổ chức kinh doanh mới có thể hoạt động một cách hợp pháp. Các lĩnh vực thường yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh là Nông nghiệp, Giao thông vận tải,…

- Điều kiện về giấy chứng nhận: đây là loại giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh liên quan tới cơ sở vật chất hoặc con người của chủ thể kinh doanh đó. Giấy chứng nhận này cũng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Một số loại giấy chứng nhận phổ biến như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy,…

- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: đây là chứng chỉ minh chứng cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền. Một số lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm,…

- Điều kiện về vốn pháp định: điều kiện này thường đặt ra đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu trách nhiệm tài sản cao hoặc đòi hỏi cơ sở vật chất lớn để kinh doanh, vận hành. Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng; doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không phải có vốn tối thiểu từ 300 đến 700 tỷ đồng,…

Ngoài ra còn một số điều kiện khác khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: phải có bảo lãnh ngân hàng; phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư; phải có văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc,…

Xem thêm: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh, bên cạnh việc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục nhằm đáp ứng điều kiện của ngành nghề đó. Tuỳ từng lĩnh vực mà thủ tục sẽ khác nhau, nhưng thông thường doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép có điều kiện. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép có điều kiện để đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện có thể bao gồm: 

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;

- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phương án, chương trình kinh doanh;

- Giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của công ty,….

Tuỳ vào loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà sẽ có những cơ quan chuyên trách cấp giấy phép. Kết quả đăng ký có thể kéo dài từ 10 - 20 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những phân tích và tư vấn về vấn đề đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA qua các phương thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!



 

Bài viết mới nhất

Đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện khá phức tạp. Vì bên cạnh những hồ sơ cơ bản khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải có đáp ứng nhiều điều kiện về giấy phép con, điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo từng ngành nghề muốn kinh doanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này, thông qua bài viết này Công ty Luật TNHH Viva sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244