10.797222346,106.677222250

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

11/01/2022 - 02:01:08 AM | 856

Các tranh chấp xảy ra trong môi trường lao động có lẽ không còn xa lạ gì với người dân chúng ta. Việc nắm rõ các Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động sẽ giúp quý khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn. Bài viết sau đây của Luật sư tư vấn Lao động của chúng tôi hy vọng sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện hành. 

1. Thế nào là tranh chấp lao động?

giải quyết tranh chấp lao động

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 

Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, lợi ích chính đáng của người lao động; củng cố và duy trì quan hệ lao động, phòng ngừa tranh chấp mới phát sinh; góp phần hoàn thiện pháp luật lao động...

Bộ luật Lao động 2019 phân loại tranh chấp lao động thành 2 loại:

- Tranh chấp lao động cá nhân: 

+ Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 

+ Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

- Tranh chấp lao động tập thể: 

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền: 

Tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động khi có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác hoặc có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Tại Điều 194 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ 06 nguyên tắc mà bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đều có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm chỉnh:

- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. 

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên có tranh chấp đồng ý.

Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

3. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động 

Các tranh chấp lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu

- Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. 

- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. 

+ Các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. 

+ Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. 

Bước 2: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải các bên có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết tranh chấp. 

Khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu tòa án giải quyết.

4. Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động

Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong các tranh chấp, công ty Luật của chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động như sau:

+ Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp;

+ Đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp;

+ Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;

+ Tham gia đàm phán, hoà giải trong các tranh chấp lao động;

+ Hướng dẫn trình tự khởi kiện vụ án lao động;

+ Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại phiên toà…

Bài viết trên đã liệt kê những Quy định về giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Trong trường hợp quý khách hàng gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ tận tình đến từ đội ngũ Luật sư Lao động giàu kinh nghiệm của công ty!

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 -  Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 -  Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

-  Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

-  Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo -  Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Nhà Bè TPHCM

Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, lợi ích chính đáng của người lao động.

giải quyết tranh chấp lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244