10.797222346,106.677222250

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng theo pháp luật

29/10/2021 - 01:10:52 AM | 643

Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có các khoản đền bù. Vậy có phải lúc nào cũng được bồi thường đất khi bị thu hồi đất hay không? Liệu đất không có giấy tờ có được bồi thường giải phóng mặt bằng? Và làm gì khi không đồng ý với khoản bồi thường? Mời quý khách hàng cùng theo dõi nội dung tư vấn của Luật sư Đất đai của công ty dưới đây.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi nghe nói nếu không có sổ đỏ sẽ không được bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Điều này có đúng không và nếu như được bồi thường giải phóng mặt bằng mà tôi không đồng ý với khoản bồi thường đó thì tôi nên làm gì?

1. Các trường hợp bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường giải phóng mặt bằng

quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất (NSDĐ) nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 của LĐĐ và không nằm trong các trường hợp không được bồi thường giải phóng mặt bằng thì được bồi thường đất.

Theo Điều 82 LĐĐ thì những trường hợp nhà nước không bồi thường về đất là:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này (Không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại) gồm:

+ Đất được giao không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân để trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối…);

+ Đất được giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

+ Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng);

+ Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của cấp xã;

+ Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

- Đất được Nhà nước giao để quản lý;

- Đất thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 64 LĐĐ), do chấm dứt sử dụng đất, tự nguyện trả lại đất điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 của LĐĐ);

- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của LĐĐ.

2. Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng khi đất không có đủ giấy tờ

Trường hợp tại khoản 2 Điều 77 LĐĐ là trường hợp duy nhất khi không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ vẫn được bồi thường giải phóng mặt bằng, cụ thể:

+ Là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004;

+ NSDĐ là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

+ Không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật.

Lưu ý: Được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

Xem thêm: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:

+ Chi phí san lấp mặt bằng;

+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

3. Làm gì khi không đồng ý với giá bồi thường giải phóng mặt bằng?

Trường hợp không đồng ý với mức giá bồi thường giải phóng mặt bằng, NSDĐ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khiếu kiện (khởi kiện hành chính) quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (theo Điều 204 LĐĐ).

Trình tự thực hiện việc khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011.

Khi có căn cứ cho rằng quyết định thu hồi đất với mức giá đền bù không phù hợp với quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng, không phù hợp với giá thị trường, người sử dụng đất có quyền

+ Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính;

+ Hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có thể

+ Khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền được quy định tại Luật Tố tụng hành chính 2015.

Trình tự thực hiện khiếu nại bồi thường giải phóng mặt bằng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện bồi thường giải phóng mặt bằng có đầy đủ nội dung theo Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015 (LTTHC)

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây (Điều 121 LTTHC):

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của LTTHC;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của LTTHC.

Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm khi vụ án được thụ lý

Thẩm phán sẽ dựa trên các tài liệu, chứng cứ được các bên cung cấp hoặc tài liệu, chứng cứ tự mình thu thập được để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Tóm lại, nếu như đất của quý khách là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 và trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khi không có sổ đỏ quý khách vẫn được bồi thường đất khi bị nhà nước thu hồi. Nếu quý khách không đồng ý với khoản bồi thường của Nhà nước, quý khách có thể khiếu nại hoặc khiếu kiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Trên đây là sự tư vấn của công ty về những điều cần biết xoay quanh quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu trong quá trình nhận bồi thường giải phóng mặt bằng có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng có thể liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp bởi Luật sư tư vấn Đất đai giàu kinh nghiệm của công ty. Trân trọng! 

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Bình Dương

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013 và Điều 6, được thực hiện theo quy định sau đây:

quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244