10.797222346,106.677222250

Quy định về xử lý kỷ luật lao động đối với phụ nữ mang thai

10/03/2024 - 12:03:27 PM | 72

Xử lý kỷ luật lao động đang là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt đối với lao động nữ mang thai. Đây là đối tượng được pháp luật lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bài viết dưới đây của luật sư tư vấn lao động sẽ giải đáp những thắc mắc cho khách hàng về vấn đề xử lý kỷ luật lao động đối với phụ nữ mang thai.

1. Xử lý kỷ luật lao động là gì?

Tại Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm kỷ luật lao động, như sau:

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.”

Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người lao động trong quan hệ lao động cũng như người sử dụng lao động phải tuân theo, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc.

Từ đó có thể hiểu xử lý kỷ luật người lao động được hiểu là việc áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Nguyên tắc cũng như trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được thực hiện theo nội quy công ty, quy định pháp luật.

Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật Lao động 2019

2. Có được xử lý kỷ luật lao động với phụ nữ mang thai không?

- Căn cứ quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do đó, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động quy định theo khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai.

- Ngoài ra căn cứ theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.”

Theo đó, trong giai đoạn lao đng nữ mang thai người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động họ, đặc biệt không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ. Vì trong giai đoạn này, lao động nữ khó khăn trong việc thực hiện quyền tự bào chữa, việc xử lý kỷ luật gây ảnh hưởng đến tâm lý, sự phục hồi sức khỏe hoặc thực hiện thiên chức. Hơn nữa, biện pháp sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc lao đông nữa mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như tinh thần của người lao động.

Xem thêm: Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động sa thải

3. Công ty xử lý kỷ luật đối với phụ nữ mang thai có bị xử phạt không?

Theo điểm h khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới:

“...

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

...

h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

...”

Như vậy, người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có thể bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là bài viết về Quy định về xử lý kỷ luật đối với phụ nữ mang thai. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Xử lý kỷ luật lao động đang là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt đối với lao động nữ mang thai. Đây là đối tượng được pháp luật lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

xử lý kỷ luật lao động, kỷ luật lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244