10.797222346,106.677222250

Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

05/10/2021 - 11:10:42 PM | 728

Trong đời sống hàng ngày, nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về đất đai ở nhiều mức độ, dưới nhiều hành vi khác nhau. Nhưng để phân định hành vi vi phạm của mình có bị Pháp luật hình sự xử lý hay chỉ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì không phải ai cũng nắm rõ. Tình huống của khách hàng dưới đây là một ví dụ.

Tường hợp ví dụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Năm 2018 Chị của tôi thấy gần nhà có phần đất trống diện tích 400m2 không ai quản lý và trồng trọt, xây dựng gì trên đất này nên đã trồng dừa, chuối, cam và dựng một chòi tạm trên đất để tiện chăm sóc cây trồng. 

Đến đầu năm 2020 thì tổ kiểm tra đất đai của UBND xã A xuống và phát hiện việc lấn chiếm đất. UBND xã đã tiến hành lập biên bản Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mức phạt là 2 triệu đồng. 

Sau 1 tháng UBND xã tiếp tục mời chị tôi lên để làm việc và vận động Chị tôi giao trả đất nhưng Chị tôi không trả nên phía đại diện UBND xã nói sẽ gửi hồ sơ của chị tôi cho đến cơ quan điều tra Công an huyện nếu lần sau họ quay lại mà vẫn thấy Chị chưa trả lại hiện trạng đất.

Chị tôi có nói: “cùng lắm là lại tiếp tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và phạt hành chính 2,3 lần là xong chứ sự việc cũng không có gì nghiêm trọng nên vấn đề đưa lên cơ quan điều tra Công an huyện là không thể vì không nhẽ chỉ vì trồng cây ăn trái mà bị đem ra xử lý hình sự”. Phía xã và địa chính nói chỉ để hù dọa Chị chứ không có Luật nào quy định như vậy.

Bản thân tôi thì không rành quy định của pháp luật, mong Luật sư giải đáp thắc mắc về việc hành vi của chị tôi như vậy chỉ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay bị xử lý hình sự?

Luật sư đất đai tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Tại Chương 2 của Nghị định này quy định rõ về các hành vi cũng như mức phạt trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể hành vi vi phạm liên quan đến:

- Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo;

- Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; 

- Lấn, chiếm đất….

Và nhiều hành vi khác được quy định tại Chương II của Nghị định này.

Nếu Chị của bạn chỉ vi phạm lần đầu về các vấn đề nêu tại Chương 2 của nghị định này thì sẽ chỉ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với mức phạt tương ứng với hành vi lấn chiếm đất được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

2. Căn cứ pháp lý về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai cần phân biệt với việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Điều 228 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định xử lý về hành vi liên quan đến vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

 Hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, thể hiện dưới các dạng:

+ Hành vi lấn chiếm đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Đây là hành vi lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân khác như lấn chiếm đất thuộc các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

+ Hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai như: chuyển nhượng, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất trái phép…

+ Hành vi sử dụng đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai như đã khai thác bừa bãi, không đúng mục đích làm xói mòn, biến chất đất hoặc cố ý hủy hoại đất làm ô nhiễm đất…

Việc Chị của chị canh tác trên phần đất 1000m2 ở xã nêu trên thuộc vào hành vi lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của các cơ quan nhà nước nhưng nếu chỉ lấn chiếm lần đầu nhưng chưa bị UBND nhắc nhở dẫn đến xử phạt hành chính thì cũng chưa cấu thành tội “Vi phạm các quy định đất đai về sử dụng đất đai”.

Cụ thể Điều 228 BLHS quy định như sau:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Kết luận về hành vi của chị bạn sẽ bị Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay là hình sự?

Mặc dù nhìn sơ bộ các hành vi tại Điều 228 tương đối giống với các hành vi được nêu tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng về tính chất, mức độ của việc vi phạm ở đây khác với Nghị định 91 về chỗ việc vi phạm này đã được xử phạt vi phạm hành chính hoặc người vi phạm đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị đưa ra xử lý hình sự chứ không đơn thuần chỉ phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm lặp đi lặp lại như vậy.

Bạn cần nắm rõ các quy định và cách phân biệt để phân định được rõ hành vi của chị mình hiện tại là hành vi chỉ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay vi phạm pháp luật hình sự tại Điều 228.

Theo phân tích đã nêu tại mục 1 và mục 2 thì nếu chị bạn tiếp tục vi phạm như vậy và không trả lại đất cho UBND thì việc UBND chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra là có thể và phù hợp với quy định của pháp luật hình sự.

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Long Thành

Bài viết mới nhất

Người bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai có thể khiếu nại quyết định hành chính hoặc khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244