10.797222346,106.677222250

Thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn

19/10/2023 - 12:10:04 PM | 51

Thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn thường được đặt ra khi nam nữ chỉ chung sống với nhau như vợ chồng, không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp mà về sau muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Thực tế, việc ly hôn này dễ phát sinh tranh chấp về việc phân chia tài sản, quyền nuôi con… Dưới đây là nội dung của Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình về thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn.

Tình huống: Tôi và chồng sống chung từ năm 2008, không đăng ký kết hôn, có 01 đứa con chung, có 01 căn nhà hiện đang ở. Nay chúng tôi không thể hoà hợp nên không ở chung nữa. Chúng tôi có phải thực hiện thủ tục ly hôn không?

1. Không đăng ký kết hôn cần làm thủ tục ly hôn không?

Căn cứ vào mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thi hành Luật Hôn nhân gia đình:

“3. Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.”

Đồng thời, Điều 53 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định:

“... 2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, anh chị sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 2008 đến nay mà không đăng ký kết hôn nên sẽ không được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng. Do đó, khi có yêu cầu ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Xem thêm: Đơn phương ly hôn vắng mặt chồng

2. Hướng dẫn thủ tục ly hôn nộp tại Toà án

- Hồ sơ ly hôn bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết về việc ly hôn;

+ Giấy xác nhận của địa phương về quá trình chung sống;

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân, nơi cư trú;

+ Bản sao giấy khai sinh của con chung;

+ Bản sao các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cần chia.

Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần tiến hành công chứng chứng thực theo quy định pháp luật.

- Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn:

+ Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, trường hợp hai người thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận về các vấn đề quyền nuôi con, tài sản thì nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai cư trú, làm việc.

+ Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, trường hợp đơn phương ly hôn và chưa thỏa thuận về quyền nuôi con, tài sản thì nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Xem thêm: Điều kiện, trình tự, thủ tục ly hôn

3. Những tranh chấp khi thực hiện thủ tục ly hôn không đăng ký kết hôn

3.1. Tranh chấp về quyền nuôi con

Căn cứ vào Điều 14, Điều 15 và Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thủ tục ly hôn không đăng ký kết hôn khi có tranh chấp về con cái thì quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được giải quyết như sau:

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Hai bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Vậy đối với việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn thì đến thời điểm hiện tại con anh chị đã 15 tuổi nên phải xem xét nguyện vọng của con trước khi Tòa án ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

3.2. Tranh chấp về phân chia tài sản

Tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn sẽ được xem xét giải quyết theo Điều 14 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì với tài sản riêng về nguyên tắc của ai thì trao trả lại cho người đó, còn với tài sản chung thì cần đánh giá bản chất của tài sản và dựa vào công sức đóng góp để chia.

3.3. Tranh chấp về nợ chung:

Về giải quyết nợ chung khi thực hiện thủ tục ly hôn, căn cứ vào Điều 14, Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì anh chị thỏa thuận để giải quyết nợ chung; nếu không thỏa thuận được thì dẫn chiếu đến Điều 288 BLDS 2015 anh chị phải cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên thứ ba.

Tóm lại, thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn thì Tòa án vẫn sẽ thụ lý và ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư hôn nhân gia đình về thủ tục ly hôn. Để được tư vấn rõ ràng và chính xác về thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn, quý khách hàng có thể liên hệ đến chúng tôi theo cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

096 267 4244 - Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh;

Số 60 đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 096 267 4244 – Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn dựa theo Điều 53 Luật HNGĐ 2014 thì Tòa án vẫn thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Luật này.

thủ tục ly hôn

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244