10.797222346,106.677222250

Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải hoà giải không?

05/10/2023 - 05:10:08 PM | 1114

Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải hoà giải không?” là một trong những câu hỏi được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Bởi lẽ, không phải lúc nào việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng đúng quy định pháp luật. Đồng thời, không phải mọi tranh chấp lao động đều phải tiến hành thủ tục hoà giải. Dưới đây là bài viết của Luật sư tư vấn lao động trong trường hợp hoà giải khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

1. Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động.

Để thực hiện việc chấm dứt hợp đồng một cách hợp pháp, cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần tuân thủ các thủ tục và điều kiện sau:

- Có căn cứ cứ pháp lý rõ ràng: Bên muốn chấm dứt hợp đồng cần xác định căn cứ pháp lý cho việc chấm dứt hợp đồng.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng: Bên muốn chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết, trong đó ghi rõ thời điểm chấm dứt.

- Hoàn thành các nghĩa vụ còn lại: Bên muốn chấm dứt hợp đồng phải hoàn thành các nghĩa vụ còn lại theo thỏa thuận tại hợp đồng và nội dung thông báo.

Xem thêm: Hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có các quyền của mình:

Đối với người lao động: Theo Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do. Tuy nhiên, để được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động.

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng mà không báo trước, họ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Đối với người sử dụng lao động: Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chỉ được thực hiện quyền này trong các trường hợp nhất định.

Các trường hợp này bao gồm: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; người lao động bị ốm hoặc tai nạn đã điều trị trong một thời gian nhất định mà khả năng lao động chưa hồi phục; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra khi một trong hai bên giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đáp ứng đúng, đủ các thủ tục và điều kiện nêu trên.

2. Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải hoà giải không?

Hòa giải tranh chấp lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động, trong đó, một cơ quan (tổ chức, cá nhân) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp xem xét.

Trong quá trình hòa giải, các bên trong quan hệ lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng một cách nhanh chóng mà không mất quá nhiều chi phí. Hòa giải viên lao động, người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng.

Nếu hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động sẽ đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động sẽ lập biên bản hoà giải không thành.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, việc thông qua thủ tục hòa giải là không bắt buộc. Do đó, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể yêu cầu một trong hai cơ quan sau để giải quyết tranh chấp: Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại TPHCM

3. Tầm quan trọng của việc hoà giải trong đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thủ tục hòa giải là không bắt buộc. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp, việc hoà giải giúp các bên trong tranh chấp lao động tìm ra một giải pháp thỏa đáng mà không cần phải tiến hành các biện pháp pháp lý tốn kém và tốn thời gian.

Qua quá trình hoà giải, các bên có cơ hội trình bày quan điểm của mình, lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của bên kia và cùng nhau tìm kiếm giải pháp. Điều này không chỉ giúp giải quyết dứt điểm tranh chấp lao động mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ lao động lâu dài, ổn định và tôn trọng lẫn nhau.

Hơn nữa, việc hoà giải còn giúp ngăn chặn sự tiếp diễn của tranh chấp lao động, đảm bảo sự ổn định trong tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc hoà giải trong tranh chấp lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhân sự hiện đại.

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 – Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, trong trường hợp tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, việc thông qua thủ tục hòa giải là không bắt buộc

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244