10.797222346,106.677222250

Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

29/06/2023 - 10:06:25 AM | 432

Trong tình hình đời sống và xã hội có nhiều biến động như hiện nay thì có rất nhiều tranh chấp, làm phát sinh vấn đề bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các bên. Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế là vấn đề pháp lý mà rất nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động quan tâm. Hãy cùng Luật sư tư vấn lao động của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn thông qua tình huống sau:

Tình huống: Chào Luật sư, tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty A và làm việc được 5 năm. Ngày 01/03/2023 vừa rồi tôi nhận được thông báo công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động vào 03/03/2023 vì lý do kinh tế. Tôi muốn tiếp tục làm ở công ty thì phải làm gì trong trường hợp này? Mong Luật sư tư vấn, xin cảm ơn.

1. Điều kiện và trình tự để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

1.1 Điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động, kèm theo đó là lời giải thích vì “lý do kinh tế”. Như vậy, “lý do kinh tế” là gì và có được Bộ Luật lao động hiện hành quy định không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, lý do kinh tế bao gồm những trường hợp sau đây:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Như vậy, Doanh nghiệp muốn lấy lý do kinh tế để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải thuộc một trong hai trường hợp trên. Ngoài ra, người sử dụng lao động cần lưu ý thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế đúng thủ tục, trình tự được Pháp luật Lao Động quy định.

1.2 Trình tự thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2019: “Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế theo hình thức thông báo trực tiếp đến người lao động và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thời gian báo trước là 30 ngày theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, doanh nghiệp phải thỏa thỏa mãn các điều kiện trên cùng với cách trình tự, thủ tục thì mới có thể tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về thời hạn lao động mới nhất

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”

Như vậy với các Điều 35, Điều 36 và Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 các trường hợp người sử dụng lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm:

(1) Không thuộc các trường hợp các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;

(2) Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  với người lao động;

(3) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ Khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 thì phải báo trước 30 ngày với người lao động nhưng công ty A chỉ thông báo trước 3 ngày cho bạn vì thế có dấu hiệu vi phạm về thời gian thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn.

Xem thêm: Bị công ty sa thải trái pháp luật nên làm gì?

3. Hướng giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2019 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân.

Theo quy định ở Điều 188 Bộ luật lao động 2019 thì trước khi trước khi yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết thì phải thông qua thủ tục Hòa giải viên, trừ các trường hợp:

“a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”

Trên thực tế, hòa giải lại là phương thức hữu hiệu và tránh gây tốn kém cho các bên về thời gian và tiền bạc nếu các bên có thể thỏa thuận được với nhau. Tuy nhiên nếu cả hai bên không thể hòa giải thành thì bạn có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động hoặc nội đơn khởi kiện ra Tòa án giải quyết.

Trên đây là bài viết phân tích về các vấn đề xoay quanh Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

 

Bài viết mới nhất

Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244