10.797222346,106.677222250

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

23/02/2024 - 10:02:58 AM | 49

Quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những khía cạnh nhạy cảm và phức tạp của cuộc sống gia đình. Trong khi một số gia đình có thể đạt được sự đồng thuận một cách êm đẹp, thì không ít trường hợp khác lại đối mặt với những tranh cãi gay gắt. Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết như thế nào? Dưới đây là bài viết của Luật sư Hôn nhân Gia đình sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề pháp lý trên.

Tình huống: Tôi và chồng tôi (quốc tịch Mỹ) kết hôn hợp pháp tại Việt Nam. Trong quá trình chung sống với nhau cả hai vợ chồng liên tiếp xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Nay chúng tôi muốn ly hôn, chúng tôi có một con chung 8 tuổi, cả tôi và chồng đều có nguyện vọng trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi cách xác định ai có quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

- Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:

+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình. 

Vì con của bạn đã 8 tuổi nên cần phải xem xét nguyện vọng của con, tuy nhiên Tòa án cũng sẽ xem xét thêm về điều kiện của cha mẹ để đảm bảo quyền lợi của con.

Xem thêm: Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn

2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Quyền nuôi con khi ly đối với cha mẹ không trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Đối với người không trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Khi bạn nộp đơn ly hôn ở Toà án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:

– Đơn khởi kiện ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án);

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

Bản sao Căn cước công dân/ Hộ chiếu;

– Bản sao Giấy khai sinh của con;

– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng và ra

Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Xem thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những khía cạnh nhạy cảm và phức tạp của cuộc sống gia đình. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cha hoặc mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn phải đáp ứng các điều kiện về vật chất, tinh thần

quyền nuôi con khi ly hôn

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244