10.797222346,106.677222250

Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

21/04/2023 - 09:04:35 AM | 497

Hiện nay, với nhu cầu cũng như sự phát triển của nền kinh tế đa ngành, hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại hợp đồng này đã được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Tuy vậy, các tranh chấp phát sinh bởi hợp đồng thuê tài sản vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản. Bài viết dưới đây Luật sư tư vấn Dân sự sẽ làm rõ vấn đề trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản.

1. Hợp đồng thuê tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Với những ưu điểm riêng của hợp đồng thuê tài sản nên hiện nay, cũng như nhu cầu thuê tài sản ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Do đó tranh chấp hợp đồng thuê tài sản cũng diễn ra ngày càng nhiều

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn Dân sự

2. Các Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

Nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê tài sản, tùy vào hoàn cảnh cụ thể và đối tượng tranh chấp quý anh chị có thể lựa chọn một trong phương thức giải quyết sau:

  • Thương lượng, hòa giải: Khi ký kết hợp đồng các bên có quyền tự định đoạt thì khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê tài sản các bên vẫn có quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp đó. Quyền tự do định đoạt khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản  thể hiện ở việc các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
    Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.
    Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
  • Phương thức khởi kiện ra tòa án: Có thể nói đây là phương thức tốn kém nhất, nhưng đạt được hiệu quả cao nhất. Các quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Nếu lựa chọn phương thức này bạn phải chú ý đến Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, theo đó: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

3. Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản là tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền Tòa án theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng 2015. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Điều 37 Bộ luật này:

  • Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
  • Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Thẩm quyền về lãnh thổ giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản căn cứ theo Điều 39, 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được xác định như sau

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

​3.2 Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê tài sản tại Toà án

Hồ sơ để khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP) thỏa mãn về nội dung và hình thức theo Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Hợp đồng cho thuê tài sản, các tài liệu hoặc các giấy tờ, biên bản, giao dịch liên quan đến việc giao kết hợp đồng;
  • Các tài liệu về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng (nếu có).

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản. Nếu quý  khách hàng cần biết thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng thuê tài sản thì có thể liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi thông qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Hiện nay, với nhu cầu cũng như sự phát triển của nền kinh tế đa ngành, hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại hợp đồng này đã được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Tuy vậy, các tranh chấp phát sinh bởi hợp đồng thuê tài sản vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản. Bài viết dưới đây Luật sư tư vấn Dân sự sẽ làm rõ vấn đề trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản.

Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244