10.797222346,106.677222250

Trưng dụng đất là gì? Các trường hợp trưng dụng đất

04/12/2021 - 05:12:38 AM | 725

Trưng dụng đất và thu hồi đất là hai khái niệm khác nhau nhưng trên thực tế nhiều người vẫn nghĩ trưng dụng là thu hồi và ngược lại, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong đó có bồi thường thiệt hại cũng như gây khó khăn trong quá trình thực hiện trưng dụng hay thu hồi đất. Để Khách hành có cách nhìn đúng về vấn đề này, Luật sư tư vấn pháp luật đất đai đã có bài viết quy định pháp luật về trưng dụng đất.

1. Trưng dụng đất là gì? Các trường hợp trưng dụng đất

trưng dụng đất

Pháp luật đất đai không giải thích về khái niệm trưng dụng đất, tuy nhiên căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 giải thích: “Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.”

Từ đó có thể hiểu trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản là quyền  sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… thông qua quyết định hành chính của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ Khoản 1, Điều 72, Luật Đất đai 2013, trưng dụng đất được thực hiện khi thật sự cần thiết và trong các trường hợp sau:

+ Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

+ Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Như vậy việc trưng dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp trên và trong trạng thái thật sự cần thiết thì Nhà nước mới ra quyết định trưng dụng.

2. Phân biệt thu hồi và trưng dụng đất như thế nào?

Căn cứ Khoản 11, Điều 3, Luật đất đai 2013 quy định: “ Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.

Theo đó, cả thu hồi và trưng dụng đất đều được thực hiện thông qua một quyết định hành chính của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên rất dễ gây nhầm lẫn về hai quá trình này. Do đó, để phân biệt thu hồi và trưng dụng đất cần dựa trên những yếu tố sau:

Thứ nhất: Lý do thực hiện

+ Trưng dụng đất được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. (Khoản 2, Điều 16, Luật Đất đai 2013)

+ Thu hồi đất được hiện vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Vi phạm pháp luật về đất đai; Do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. (Khoản 1, Điều 16, Luật Đất đai 2013).

Thứ hai: Về bồi thường:

+ Trưng dụng đất: Điểm d, Khoản 7, Điều 72, Luật Đất đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại…. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.”

Theo đó, mức bồi thường trưng dụng đất do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện nơi có đất trưng dụng quyết định mà không có sự thỏa thuận giá giữa người có đất trưng dụng với Cơ quan nhà nước.

+ Thu hồi đất: Khoản 2, Điều 74, Luật Đất đai quy định: “Mức bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”

Mặt khác khi để được bồi thường phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và mức bồi thường tùy vào trường hợp mà mức giá xác định theo giá nhà nước hay giá thỏa thuận.

Xem thêm: Bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất

Thứ ba: Hoàn trả đất

+ Trưng dụng đất: Khoản 6, Điều 72, Luật đất đai 2013, hết thời hạn trưng dụng đất, Cơ quan nhà nước sẽ hoàn trả đất và nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường.

+ Thu hồi đất: Căn cứ vào mục đích thu hồi đất được quy định tại các Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013, có thể thấy thu hồi đất không có hoàn trả.

Như vậy, trên đây là các yếu tố cơ bản để phân biệt thu hồi và trưng dụng đất.

3. Bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất gây ra

Căn cứ Khoản 1, Điều 34, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 và Khoản 7, Điều 72, Luật Đất đai 2013, theo đó, người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất gây ra trong hai trường hợp sau:

+ Đất trưng dụng bị hư hỏng;

+ Người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra.

Dựa trên các trường hợp được bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất gây ra mà các mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

+ Trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;

+ Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.

Dựa vào tình hình thực tế khi hoàn trả đất để xác định người có đất trưng dụng được bồi thường một hoặc cả hai khoản bồi thường trên. Và tiền bồi thường này được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện nơi có đất ra quyết định và trả trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Xem thêm: Bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất

Như vậy, khi trưng dụng đất mà gây thiệt hại thì Cơ quan nhà nước phải bồi thường phù hợp với tình hình thực tế khi hoàn trả đất.

Trên đây là tư vấn liên quan đến quy định trưng dụng đất. Trong trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ xác định mức thiệt hại hoặc cần tư vấn các vấn đề đất đai khác của Luật sư tư vấn đất đai hoặc các Chuyên viên pháp lý. Anh/ Chị vui lòng liên hệ công ty chúng tôi theo các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng Luật sư Nhà Bè

Văn phòng Luật sư Bình Dương

Văn phòng Luật sư Long An

Bài viết mới nhất

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân,... thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết.

trưng dụng đất

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244