10.797222346,106.677222250

Tư vấn thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá

29/09/2023 - 05:09:08 PM | 264

Thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá thường xuất phát từ lý do bên mua không thanh toán tiền hàng cho bên bán, thanh toán không đủ hoặc không đúng tiến độ đã thoả thuận. Trên cơ sở tinh thần thiện chí, duy trì quan hệ làm ăn, bên bán thường tạo điều kiện cho bên mua được thanh toán theo nhiêu đợt. Tuy nhiên, bên mua đã không tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên nên bên bán phải thực hiện các biện pháp chế tài để có thể thu hồi công nợ. Dưới đây là bài viết của Luật sư tư vấn dân sự về thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Tình huống: Công ty tôi (công ty H) chuyên cung cấp các sản phẩm may mặc, thời trang, phụ kiện. Tháng 2 năm 2023, chúng tôi có ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty BN, giá trị hợp đồng là 1 tỷ đồng. Thời điểm nhận hàng, số tiền mà công ty BN đã thanh toán là 700 triệu đồng, số tiền còn lại là 300 triệu đồng, công ty BN hẹn một tháng sau (kể từ ngày nhận hàng) sẽ thanh toán đủ. Tuy nhiên, đến nay công ty BN vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Tôi muốn hỏi cách để thu hồi công nợ từ công ty BN.

1. Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Tư vấn thu hồi công nợ cho doanh nghiệp

Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ cơ bản của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ Điều 50 Luật thương mại 2005, bên mua có nghĩa vụ thanh toán đúng theo giá cả, thời gian, địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận. Bên mua có nghĩa thanh toán tiền hàng đúng địa điểm cho bên bán theo quy định tại Điều 54 Luật thương mại 2005. Và nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại:

+ Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

+ Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

Bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. Đối với tình huống trên, công ty BN và công ty H có thoả thuận về việc một tháng kể từ ngày nhận hàng, công ty BN sẽ hoàn trả đủ số tiền còn lại. Tuy nhiên, công ty BN đã không hoàn tất nghĩa vụ và buộc công ty H phải tiến hành thu hồi công nợ.

Xem thêm: Vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong kinh doanh thương mại

2. Cách thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Khi thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá, công ty có thể thực hiện các phương thức như sau:

Thứ nhất, soạn văn bản, thông báo đề nghị thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hoá. Phương thức này để bên mua xác nhận khoản nợ của mình, đồng thời thấy được thiện chí của bên bán trong quan hệ mua bán giữa hai bên. Khi thực hiện gửi công văn, bên bán có thể ấn định thời gian cho bên mua phản hồi thông báo.

Thứ hai, đàm phán, thương lượng với nhau để thu hồi nợ. Hình thức này được quy định tại khoản 1 Điều 317 Luật thương mại 2005. Mục đích là để các bên tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, kiểm soát được các rủi ro khác như uy tín công ty.

Thứ ba, khi các bên đã không thể ngồi lại để thương lượng, bên bán buộc phải thực hiện khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu thu hồi công nợ dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá.

Xem thêm: Cách thu hồi công nợ cho doanh nghiệp

3. Những lưu ý khi khởi kiện thu hồi công nợ

Quá trình khởi kiện thu hồi công nợ, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

* Về thời hiệu để khởi kiện thu hồi nợ:

Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

* Về hồ sơ khởi kiện thu hồi công nợ: Dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện thu hồi nợ bao gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty;

+ Giấy tờ tuỳ thân của người đại điện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của công ty bị đơn;

+ Các giấy tờ chứng minh giao hàng, nhận hàng;

+ Văn bản đề nghị thanh toán/ Đối chiếu công nợ…

* Về thẩm quyền khởi kiện thu hồi công nợ:

Theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi khởi kiện doanh nghiệp thì hồ sơ khởi kiện được nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở. Trong trường hợp này, công ty H có thể nộp hồ sơ khởi kiện công ty BN để thu hồi nợ tại Toà án nhân dân cấp quận/ huyện nơi công ty BN đặt trụ sở.

Xem thêm: Cách thu hồi nợ xấu hiệu quả đúng pháp luật

Trên đây là bài viết về chủ đề cách thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Thu hồi công nợ trong hợp đồng mua bán hàng hoá thường xuất phát từ lý do bên mua không thanh toán tiền hàng cho bên bán, thanh toán không đủ hoặc không đúng tiến độ đã thoả thuận. Do đó bên bán phải thực hiện các biện pháp chế tài như khởi kiện để có thể thu hồi công nợ.

thu hồi công nợ, thu hồi nợ

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244