10.797222346,106.677222250

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

01/10/2021 - 06:10:41 AM | 3841

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là thực trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Điều này trước hết xuất phát từ lý do nhiều hộ gia đình, cá nhân chưa nắm rõ quy định của pháp luật. Vì thế mà nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng, người dân rơi vào tình cảnh không nhà không cửa. Liệu rằng việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp có buộc phải phá dỡ công trình? Nếu nộp phạt đầy đủ thì có được tiếp tục cho thực hiện xây dựng không? Dưới đây là nội dung tư vấn từ Luật sư đất đai về xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

1. Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Trường hợp 1: Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng không phải đất hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân mà là đất lấn chiếm của người khác hoặc thuộc sự quản lý của nhà nước.

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Với trường hợp này, theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019 của Chính phủ, hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra, khi có sự vi phạm về việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp mà lấn, chiếm đất thì bên cạnh biện pháp phạt tiền, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: 

+ Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;

+ Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi nêu trên.

Xem thêm: Xây nhà trên đất nông nghiệp được không?

Trường hợp 2: Hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng đất thuộc sở hữu hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.

Xét thấy trường hợp này đã vi phạm hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một trong những nguyên tắc sử dụng đất tại điều 6 Luật Đất đai 2013 chính là đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Việc sử dụng đất không đúng mục đích nói chung và việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019 của Chính phủ, thì việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thông mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Bên cạnh đó, hành vi này cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không chỉ bị xử phạt về lĩnh vực đất đai mà còn bị xử phạt trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013 của Chính phủ, sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Nếu hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).

Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

2. Có buộc tháo dỡ sau khi đã nộp phạt xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp?

Trên cơ sở quy định tại Điều 79 Nghị định 139/2017 của Chính phủ kết hợp điều 13 Nghị định 121/2013 của Chính phủ, những trường hợp xây dựng trái phép nhưng không bị tháo dỡ bao gồm:

+ Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;

+ Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới;

+ Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

Lưu ý, khi thuộc một trong các hành vi trên còn phải đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Hành vi kết thúc trước ngày 15/01/2018;

+ Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

+ Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;

+ Không có tranh chấp;

+ Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

+ Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, các hành vi xây dựng trái phép, không phép còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 

Tuy nhiên, đối với những hành vi trên, sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng. Như vậy sẽ không bị tháo dỡ. 

Dựa vào những phân tích ở trên, trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm điều cấm cũng như nguyên tắc sử dụng đất trong Luật đất đai. Theo đó, không có quy định nào của pháp luật cho phép sau khi nộp phạt thì việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ. Ngược lại, không chỉ pháp luật về đất đai mà tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 đã minh thị rằng: Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp nhà ở phải phá dỡ. 

Trên đây là những nội dung về xử phạt xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được thực hiện bởi Luật sư tư vấn đất đai của công ty chúng tôi. Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo các quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách hàng có những thắc mắc hoặc vướng phải những vấn đề cần giải quyết với cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, quý khách có thể liên hệ đến chúng tôi thông qua các cách thức sau.

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư tỉnh Long An

Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là thực trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những vùng nông thôn và sẽ bị xử phạt theo những trường hợp cụ thể.

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244